Responsive Image

DetailController

Tin trong ngành

Những đột phá y học đáng chú ý nhất năm qua

Trong thành tựu y học đạt được năm 2016, đột phá quan trọng nhất đến từ lĩnh vực phẫu thuật là hầu hết các bộ phận cơ thể đều có thể thay thế và có thể hàn gắn những vết thương nặng nhất...

Trong thành tựu y học đạt được năm 2016, đột phá quan trọng nhất đến từ lĩnh vực phẫu thuật là hầu hết các bộ phận cơ thể đều có thể thay thế và có thể hàn gắn những vết thương nặng nhất...

Cấy ghép não giúp bệnh nhân giao tiếp bằng suy nghĩ

Hanneke de Bruijne, một phụ nữ bị liệt người Hà Lan là người đầu tiên được lắp thiết bị cấy ghép não mới giúp bệnh nhân có thể giao tiếp bằng suy nghĩ. Bruijne được chẩn đoán mắc chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS) vào năm 2008. Từ một người khỏe mạnh Bruijne phải sử dụng máy trợ thở và không thể đi lại hay nói chuyện và phải giao tiếp thông qua hệ thống theo dõi chuyển động mắt giúp bà lựa chọn từ và chữ trên màn hình để tạo thành câu.

Nick Ramsay, tác giả nghiên cứu thuộc Bệnh viện Đại học Y Utrecht (Hà Lan) cùng đồng nghiệp đã chế tạo một hệ thống đọc trí óc con người. Thiết bị này được phẫu thuật cấy ghép vào não với hai điện cực đặt trên vùng vỏ não vận động - nơi kiểm soát chuyển động của con người. Điện cực này kết nối với máy phát có kích thích tương tự máy trợ tim và được cấy ghép trên ngực Bruijne. Máy phát có thể liên kết không dây với phần mềm máy tính hiển thị trên màn hình trước mặt. Bruijne sẽ thấy một ô vuông di chuyển giữa các chữ cái trên màn hình, khi ô vuông dừng lại ở chữ cái bà mong muốn, Bruijne phải tưởng tượng mình đang di chuyển tay phải để bấm chữ. Mặc dù bà không thực sự di chuyển tay nhưng bộ não vẫn tạo ra các tín hiệu tương tự, các tín hiệu này sẽ được chuyển tới máy phát và phần mềm trên máy tính. Sau nửa năm luyện tập, Bruijne có thể sử dụng hệ thống với mức độ chính xác là 95%. Mặc dù mất nhiều thời gian và hệ thống cần cải thiện thêm nhưng thiết bị này là một bước tiến quan trọng cho phép các bệnh nhân mắc ALS lấy lại kỹ năng giao tiếp.Cấy ghép não.

Cấy ghép não.

Chỉnh sửa ADN trong phôi thai người

Năm 2016 là năm có nhiều đổi mới quan trọng trong khả năng sinh sản và di truyền, các nhà khoa học cũng đã thực hiện chỉnh sửa các ADN trong phôi thai người lần đầu tiên trong lịch sử. Kỹ thuật biến đổi gene được các chuyên gia đặc biệt quan tâm đó chính là Crispr-Cas9. Kỹ thuật này cho phép các nhà khoa học thay đổi ADN của phôi thai người thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để ngăn chặn các gene lỗi, hỏng hoặc thúc đẩy các gene mang ưu điểm vượt trội. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi giữa kỹ thuật và đạo đức nhưng cũng như kỹ thuật tạo ra em bé từ ba cha mẹ, Crispr-Cas9 được hy vọng sẽ mở ra con đường mới trong điều trị vô sinh cũng như giúp ngăn chặn các đột biến di truyền không tốt từ cha mẹ cho con cái họ.

Nhau thai nhân tạo

Nhau thai mang ý nghĩa quan trọng sống còn đối với sự phát triển của bào thai và khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra với  nhau thai đồng nghĩa với việc thai nhi không thể tồn tại. Tuy nhiên, các nhà khoa học Đại học Michigan (Mỹ) đã bắt đầu thử nghiệm trên động vật một loại nhau thai nhân tạo, tái tạo môi trường sống bên trong tử cung và cung cấp dưỡng chất tốt hơn. Mặc dù chưa được thí nghiệm trên con người nhưng thành công ở các thí nghiệm trên động vật đã giúp các nhà nghiên cứu nhận được khoản tiền viện trợ trị giá 2,7 triệu USD từ Viện Khoa học y tế Quốc gia cho những giai đoạn thử nghiệm tiếp theo. Các nhà khoa học hy vọng, nhau thai nhân tạo sẽ được sử dụng cho trẻ sinh non trong 5 năm tới.

Robot phẫu thuật mắt đầu tiên

Tháng 9/2016, lần đầu tiên trên thế giới một robot siêu nhỏ đã được sử dụng để phẫu thuật bên trong mắt nhằm khôi phục thị lực cho bệnh nhân. Robot này có tên Prec-eyes do Công ty công nghệ Hà Lan phát triển. Prec-eyes là một cây kim mỏng đi vào trong mắt bệnh nhân và di chuyển nhờ vào động cơ, nằm ở bên sườn trái. Các bác sĩ sử dụng phím điều khiển và màn hình cảm ứng để điều khiển robot chui vào trong mắt để bóc tách lớp màng dày chỉ 1/100milimet trên võng mạc. Toàn bộ quá trình được bác sĩ theo dõi qua kính hiển vi. Robot này đã thử nghiệm thành công khi thực hiện một ca phẫu thuật mắt cho bệnh nhân nam giới 70 tuổi người Anh. GS. Robert MacLaren, tác giả nghiên cứu thuộc Đại học Oxford cho biết: “Robot này sẽ mở đường cho những ca phẫu thuật mắt phức tạp hơn mà bàn tay con người không thể thực hiện được”.

Nguồn Suckhoedoisong.vn

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image