Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

Sơ cứu ngộ độc

Khi bị ngộ độc bạn luôn nhớ gọi điện đến Trung tâm Chống độc để có các thông tin tư vấn hoặc nhờ nhân viên y tế gần đó. Trong khi chưa có được nhân viên y tế giúp đỡ hoặc tư vấn về chuyên môn, thực hiện các bước sau:

1. Ngộ độc qua đường hô hấp

• Ngay lập tức đưa nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm độc, đi ngược hoặc ngang chiều gió tới vùng thoáng khí, nới rộng hoặc cởi bỏ quần áo bị nhiễm độc.

• Tránh hít phải khí độc, mở rộng cửa nếu bạn có thể an toàn khi làm điều này. Chú ý bạn cần phải mặc các trang thiết bị bảo vệ cá nhân (khẩu trang, mặt nạ phòng độc,...) trước khi vào vùng nhiễm độc, nếu không có thì chính bạn có thể trở thành nạn nhân. Nếu nạn nhân ngừng thở hoặc khó thở thì cần có nhân viên y tế hỗ trợ hô hấp bằng thiết bị, không hô hấp nhân tạo trực tiếp bằng phương pháp miệng- miệng hoặc miệng mũi vì bạn có thể hít lại khí độc của nạn nhân.

2. Ngộ độc da, niêm mạc

• Nếu chất độc qua da: cởi bỏ hoặc cắt bỏ quần áo bị nhiễm độc. Nhẹ nhàng rửa da bằng nhiều nước và xà phòng, rửa trong vòng 10-15 phút. Rửa bằng nước ấm nếu trời lạnh.

• Chất độc qua niêm mạc (như mắt): tưới rửa mắt liên tục bằng dòng nước hơi ấm một chút (chú ý không được nóng), rửa trong thời gian 15 phút. Bảo nạn nhân chớp mắt trong khi rửa. Không cố lật mi mắt. Với trẻ nhỏ, để nằm và giữ cho trẻ nằm yên nên dùng một khăn lớn quấn quanh thân trẻ, quấn qua hai nách (không quấn cả hai tay).

3. Chất độc qua đường tiêu hoá

• Chất độc là các thuốc chữa bệnh:

• Chất độc là hoá chất: gọi điện tới trung tâm chống độc để được tư vấn.

4. Chất độc qua vết thương ở da

• Nếu bạn bị động vật cắn hoặc đốt (ong đốt, rắn cắn, bọ cạp cắn, sứa châm,...), xin xem phần động vật cắn.

• Nếu bạn có vết thương ở da và tiếp xúc với chất độc: rửa vết thương và da bằng nhiều nước sạch.

Theo www.chongdoc.org.vn

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image