Tham dự Hội thảo, về phía Bộ Y tế có: PGS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ Trưởng Bộ Y tế, trưởng Ban chỉ đạo Đề án phát triển nghề CTXH trong ngành y tế giai đoạn 2011 – 2020, TS Phạm Văn Tác - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ThS Vũ Thị Minh Hạnh - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách y tế, cùng các đồng chí trong Ban chỉ đạo và Lãnh đạo các BV, Lãnh đạo Phòng TCCB và Phòng CTXH tại các BV tỉnh thành trong cả nước.
Về phía Bộ Lao động thương binh xã hội có: Ông Nguyễn Trọng Đàm - Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội; Ông Nguyễn Văn Hồi - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội và các chuyên gia về CTXH và các lĩnh vực có liên quan. Hội thảo còn có sự tham gia của ngài Friday Nwaigwe - Đại diện cho Unicef tại Việt Nam; bà Lulu Pablo và bà Dolores Rubia - Chuyên gia về CTXH của Philippine cùng các chuyên gia thuộc chương trình Bảo vệ Trẻ em của Unicef tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đã biểu dương Ban chỉ đạo Đề án phát triển nghề CTXH của Bộ Y tế, sau khi quyết định 2514/QĐ-BYT và 2515/QĐ-BYT ngày 15/7/2011 của Bộ trưởng BYT ban hành, bước đầu đã hướng dẫn và thành lập được hơn 10 phòng CTXH tại các BV lớn đi vào hoạt động phù hợp với những điều kiện hiện có của ngành và của Việt Nam. Thứ trưởng chỉ đạo, trong giai đoạn 2016 - 2020, Ban chỉ đạo tiếp tục hỗ trợ cho các phòng CTXH đã được thành lập tại các BV đi vào hoạt động một cách hiệu quả trong công tác hỗ trợ các người bệnh yếu thế, đồng thời nhân rộng mô hình này tại các BV khác để góp phần tích cực hơn nữa trong công tác phát triển nghề CTXH của Chính phủ nói chung và CTXH y tế của ngành y tế nói riêng.
Trong bài phát biểu của mình, ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng cục Bảo trợ xã hội cũng đã nhắc đến những khó khăn trong công tác phát triển nghề CTXH/CTXH y tế tại Việt Nam: Sinh viên học nghề này tốt nghiệp ra trường nhưng chưa có kinh nghiệm do việc thực hành/thực tập trong quá trình đào tạo chưa được chú trọng; Nhân viên làm về CTXH còn mỏng, chưa được đào tạo bài bản mà chủ yếu là làm việc theo kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau; Chưa xây dựng và ban hành được những chức năng, nhiệm vụ - vai trò cụ thể của nhân viên CTXH, những hành lang pháp lý cũng như danh mục các dịch vụ CTXH trong BV… Vì vậy trong thời gian tới, các cơ quan chức năng, đặc biệt là 2 Bộ chủ quản cần có những phối hợp chặt chẽ để từng bước cải thiện các vấn đề còn tồn tại trên đây, có như vậy thì mới có thể xây dựng được 1 đội ngũ viên chức làm nghề CTXH có chất lượng và hiệu quả.
Vụ trưởng Vụ TCCB, TS Phạm Văn Tác đã nói: trong thời gian gần đây, ngành y tế đã xuất hiện thêm 1 nhóm nhân viên y tế trong BV làm về 1 lĩnh vực mới đó là lĩnh vực CTXH. Vụ trưởng cũng đã biểu dương các BV Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản TW, Nội tiết … và 1 số BV đã hình thành được phòng CTXH, đi vào hoạt động hiệu quả và khẳng định vai trò, sự cần thiết của phòng CTXH trong BV. Bộ Y tế cũng sẽ sớm ban hành Quy chế chức năng nhiệm vụ, quy định cụ thể đối với các BV hạng đặc biệt, BV hạng I bắt buộc phải có phòng CTXH còn các BV khác sẽ thành lập tổ/bộ phận CTXH trực thuộc. Ông cũng nhấn mạnh, tùy điều kiện cụ thể của các BV để hình thành và phát triển hoạt động này, không nên mở rộng tổ chức trong khi nguồn lực của đơn vị chưa cho phép. Để khẳng định vai trò, cũng như dành sự quan tâm đúng mức đối với nhân viên CTXH trong BV, góp phần phát triển ngành CTXH y tế, khi triển khai chủ trương tính đúng, tính đủ đưa yếu tố chi phí cho con người cần có mặt của nhân viên CTXH trong hạch toán các dịch vụ y tế.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe những chia sẻ kinh nghiệm của bà Lê Hồng Loan, Trưởng chương trình bảo vệ trẻ em của Unicef Việt Nam, của ông Trần Đình Tuấn chuyên gia về CTXH ở Việt Nam. Theo các chuyên gia này, có 2 yếu tố liên quan trực tiếp đến sức khỏe: yếu tố xã hội và yếu tố sinh học. Cần quan tâm đúng mức đến cả 2 yếu tố này mới đảm bảo đem lại được hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh. Muốn như vậy, nhân viên CTXH y tế không chỉ tham gia hỗ trợ nguồn lực về tài chính và tâm lý - xã hội mà còn là 1 thành viên tham gia vào ê kíp chẩn đoán và điều trị/ nhóm trị liệu cho người bệnh. Họ tham gia cùng với các bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng nhưng họ không chịu trách nhiệm về chuyên môn mà chỉ tham gia tư vấn các thông tin về quá trình tiến triển của bệnh, các yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật của người bệnh. Ông Tuấn có chia sẻ, dù CTXH ở Mỹ và các nước phát triển đã 1 có bề dày hoạt động nhưng nhân viên CTXH ở đây cũng không tránh khỏi những khó khăn bước đầu “chưa được chấp nhận”. Vì vậy, có 1 điều cần chia sẻ ở đây: “Nhân viên CTXH cần không ngừng tăng cường kiến thức và kỹ năng làm việc toàn diện để khẳng định hiệu quả của hoạt động CTXH trong BV, khẳng định sự có mặt của mình là thật sự hữu ích, thực sự không thể thiếu”!
Hội thảo còn có sự tham gia và báo cáo tham luận của đại diện các BV đã thành lập được phòng CTXH trong thời gian qua: BSCKII. Phạm Thị Bích Mận - Trưởng phòng CTXH Bệnh viện Bạch Mai; BS. Bùi Đình Long - Trưởng phòng CTXH Bệnh viện Nội tiết Trung ương; BSCKII. Nguyễn Văn Xáng - GĐ Bệnh viện ĐK tỉnh Khánh Hòa; PGS.TS Đoàn Thị Ngọc Diệp - BV Nhi đồng 2 HCM; ThS. Đinh Văn Dũng - Trưởng phòng CTXH Bệnh viện Tim Hà Nội; BSCKII. Trần Thị Quỳnh Hương - Phó GĐ Bệnh viện Thống nhất Đồng Nai…
Bạch Mai