Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

THIẾU MÁU DINH DƯỠNG: NÊN ĂN GÌ?

Thiếu máu là khi có sự giảm hemoglobin (Hb: chất vận chuyển oxy có trong tế bào hồng cầu). Thiếu máu thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ lứa tuổi sinh sản, người mắc bệnh mạn tính và người cao tuổi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu: thiếu máu dinh dưỡng, thiếu máu do các bệnh lý huyết học và thiếu máu do các bệnh lý mạn tính.

Thiếu máu dinh dưỡng thường gặp nhất do thiếu sắt khi chế độ ăn cung cấp không đủ, do tăng nhu cầu, mất máu mạn tính hoặc rối loạn hấp thu,… Thiếu máu còn có thể bắt nguồn từ thiếu các vi chất khác (thường gặp là vitamin B12, acid folic). Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị thiếu máu dinh dưỡng.


 

Thực phẩm cho người bệnh thiếu máu dinh dưỡng

Để dự phòng và điều trị thiếu máu dinh dưỡng cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu như:

- Cung cấp đủ năng lượng và protein

- Cung cấp đủ sắt, vitamin B12, acid folic

- Chế độ ăn đa dạng và cân đối các loại thực phẩm

Các thực phẩm nên dùng

- Thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu protein và chứa sắt dễ hấp thu: thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm), trứng, tiết, phủ tạng động vật (gan, tim, cật), tôm, cua, cá

- Các thực phẩm có nhiều sắt có nguồn gốc thực vật: rau lá xanh đậm, một số loại hạt (vừng, điều, hạt dẻ, hạnh nhân, hạt bí…)

- Thực phẩm có nhiều vitamin C tăng hấp thu sắt: cam, bưởi, ổi, cà chua, xoài,…

- Các thực phẩm giàu acid folic và B12

+ Quả chín, rau xanh (không nấu kĩ)

+ Thực phẩm có nguồn gốc động vật: thịt, cá, trứng, sữa có nhiều vitamin B12

Các thực phẩm hạn chế dùng

- Các thực phẩm có nhiều phytate, tanin, polyphenols cản trở hấp thu sắt: trà, cà phê, ngũ cốc nguyên hạt, nho, đậu đỗ nên hạn chế ăn và nên ăn xa các bữa ăn chính.

Lưu ý về cách chế biến:

- Các thực phẩm nhiều phytate (ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ) trước khi chế biến có thể ngâm kĩ 6-8 giờ để làm giảm lượng phytate, có thể thay thế bằng hạt nảy mầm (gạo lật nảy mẩm, giá đỗ) để làm giảm đáng kể lượng phytate

Thực đơn tham khảo:

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn: Năng lượng: 1500-1600 kcal/ ngày, protein 80 g,

Sắt: 14 mg, vitamin C 340 mg, Folat 480 mg, vitamin B12 3,5 µg

cho người bệnh nặng 50-55 kg được chẩn đoán thiếu máu dinh dưỡng

 

Bữa ăn

Thực phẩm

Số lượng

Đơn vị thường dùng

Bữa sáng

Bún cá

Bún

150g

1 lưng bát to

Cá phi lê

100g

6-7 miếng thái mỏng

Dầu ăn

10ml

2 thìa 5ml

Giá đỗ xanh  

15 g   

2 thìa ăn phở

Hành lá, rau thơm

Bữa phụ sáng

Cam

150g

1 quả vừa

Bữa trưa

Cơm, thịt rang gừng, bí xanh nấu thịt

Gạo tẻ

70g           

1 miệng bát con cơm

Thịt gà rang

80 g

3 miếng vừa

Thịt nạc vai băm

20 g

3 – 4 miếng thái mỏng nhỏ

Dầu ăn

10ml

2 thìa 5ml

Bí xanh

150g

½ bát tô canh

Bữa phụ chiều

Sinh tố

Bưởi

100 g

3 múi vừa

Ổi

100 g

1 quả nhỏ

Bữa tối

Cơm, thịt bò xào hành tây, trứng luộc, rau cải luộc

Gạo tẻ

70g

1 miệng bát con cơm

Trứng gà luộc

50g

1 quả vừa

Thịt bò

70g

10-12 miếng nhỏ thái mỏng

Hành tây

30g

1/3 củ nhỏ

Rau cải xanh

150g

1 lưng bát con rau

Dầu ăn

10 ml

2 thìa 5ml

Thực phẩm thay thế tương đương

100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà; 120g tôm, cá nạc.

100ml sữa tươi = 1 miếng phomai 15g= 100 ml sữa chua

Bác sĩ Trần Việt Tiến

Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng

                                                                                   

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image