Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

Tiêm phòng là cách tốt nhất phòng tránh bệnh viêm màng não mô cầu

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm màng não mô cầu là tiêm phòng.

Hà Nội vừa xác nhận tiếp nhận bệnh nhân thứ hai mắc viêm não mô cầu từ đầu năm đến nay. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế tính từ năm 2011 tới nay, cả nước có khoảng 610 ca nhiễm bệnh và năm có số người mắc bệnh cao nhất là năm 2011 với 272 ca nhiễm viêm não mô cầu. 

Bộ Y tế khuyến cáo, biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm màng não mô cầu là tiêm phòng.
Trước diễn biến của bệnh viêm màng não mô cầu, ngày 4.3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, vào tiết đông xuân dịch viêm màng não do mô cầu thường gia tăng. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên.
Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo, cách phòng tránh hữu hiệu để bảo vệ bản thân khỏi bệnh nguy hiểm này là tiêm phòng. Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau: Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho trẻ, vaccine được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Sau khi xuất hiện các ca viêm màng não mô cầu tại Hà Nội, nhiều người dân đã tìm cách đi tiêm phòng bệnh. Tuy nhiên, nhiều điểm tiêm vaccine dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đã hết hàng, trong tháng 4 tới, nó mới được nhập về.
Theo thông tin của Cục Y tế Dự Phòng Bộ Y tế, có 2 loại vaccine phòng ngừa viêm não mô cầu là vaccine BC (cho trẻ 3 tháng tuổi trở lên) và AC (cho trẻ trên 21 tháng tuổi và người lớn). Sau tiêm 10 ngày, cơ thể sẽ có miễn dịch bảo vệ và kháng thể nhưng sau 3 năm sẽ giảm, do đó sau thời gian này cần tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Chiều 4.3, nhiều điểm tiêm dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đã hết vaccine.

Theo TS. Trần Thanh Dương – Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân trong vùng dịch thì có thể phòng tránh bằng cách uống một liều kháng sinh là chúng ta có thể kiểm soát được không bị bệnh.

Nguồn http://laodong.com.vn/ 

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image