Việc điều trị UTTTL tuân theo nguyên tắc điều trị đa mô thức bao gồm phẫu thuật, xạ trị, nội tiết và hoá chất tuỳ theo giai đoạn bệnh và từng tình trạng bệnh nhân cụ thể, trong đó xạ trị đóng vai trò cơ bản. Đặc biệt từ khi có sự ra đời của kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) kỹ thuật này đã mang lại những tiến bộ lớn, nhiều ưu việt trong điều trị ung thư nói chung và UTTTL nói riêng. Kỹ thuật này đưa ra việc tập trung liều cao tại khối u đồng thời liều tối thiểu cho tổ chức lành xung quanh nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cũng như giảm tác dụng phụ, nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai là nơi đầu tiên trong cả nước tiến hành kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) cho các bệnh nhân ung thư trong đó có ung thư tuyến tiền liệt đạt hiệu quả cao đồng thời ít tác dụng phụ, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu quy trình kỹ thuật xạ trị điều biến liều cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.
Chẩn đoán bệnh
- Lâm sàng: đái máu, đái khó, đái rắt; thăm trực tràng có khối u tiền liệt tuyến cứng
- Cận lâm sàng: siêu âm, CT, xét nghiệm PSA, sinh thiết u làm mô bệnh học
Chỉ định xạ trị
+ Điều trị triệt căn:
- T1, T2a: Xạ trị triệt căn đơn thuần hoặc phẫu thuật
- Xạ trị triệt căn sau phẫu thuật: diện cắt dương tính hoặc di căn hạch, hoặc khối u có nguy cơ tái phát cao (T2b trở lênvà/ hoặcGleason >= 7 và/hoặc PSA > 10 ng/ml)
- Bệnh nhân từ chối phẫu thuật hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật (tình trạng sức khỏe chung, tuổi, bệnh lý kèm theo)
+ Điều trị triệu chứng:
- Các trường hợp giai đoạn muộn có di căn xa
- U lớn, xâm lấn lan rộng, phá huỷ tổ chức xung quanh: Xạ trị mục đích giảm u, giảm các triệu chứng
- Di căn xương: Rất hiệu quả giảm đau.
Trang thiết bị cần thiết
- Máy gia tốc với collimator đa lá hoặc ngàm chuyển động độc lập
- Hệ thống mô phỏng bằng máy CT mô phỏng, Cộng hưởng từ mô phỏng hoặc PET-CT mô phỏng.
- Máy tính cấu hình mạnh với phần mềm chuyên dụng làm IMRT (Prowess Panther 4.6)
- Thiết bị cố đinh
- Thiết bị kiểm tra liều (Phantom)
Kỹ thuật xạ trị IMRT
+ Xác định các thể tích
Thể tích tia xạ
- GTV: Tiền liệt tuyến + Túi tinh + /- hạch cạnh TLT + hạch chậu
- CTV: 5 -6 mm từ rìa GTV
- PTV: 8 mm từ rìa CTV, trừ phía sau không thay đổi vì liên quan đến trực tràng.
Thể tích các cơ quan cần bảo vệ:
- Bàng quang
- Trực tràng
- Cổ xương đùi
+ Liều xạ:
- Tổng 70 - 75 Gy, phân liều 2Gy/ngày cho u nguy cơ thấp
- 75 - 80 Gy cho u có nguy cơ trung bình và nguy cơ cao
+ Số lượng và hướng các trường chiếu
- Không nhất định, thông thường 5 - 6 trường chiếu
- Tránh sử dụng các trường chiếu đối xứng nhau
- Hướng các trường chiếu tuỳ thuộc vị trí, hình dạng của u so với cơ quan lành xung quanh. Chúng tôi dung các góc 135, 205, 75, 0, 270, 2250
- Tổng số lượng các segments (phân đoạn trường chiếu): 25 - 63
- Thời gian chiếu xạ: trung bình 8 - 18 phút.
- Các mức năng lượng: 6, 10, 15 MeV.
Sau đây trình bày trường hợp UTTTL được xạ trị bằng kỹ thuật IMRT đã đạt kết quả tốt:
Case 1.
Bệnh nhân Trần Thanh T, nam: 63 tuổi, vào viện do đi tiểu khó, dắt; siêu âm, CT phát hiện có UTTTL 53g; xét nghiệm PSA bằng 108 ng/ml; bệnh nhân được tiến hành sinh thiết qua tầng sinh môn, kết quả Ung thư biểu mô tuyến.
Các xét nghiệm đánh giá giai đoạn: CT ngực, sọ não, xạ hình xương chưa thấy biểu hiện di căn xa.
Bệnh nhân và gia đình không đồng ý mổ, chúng tôi tiến hành xạ trị với kỹ thuật điều biến liều với 5 trường chiếu, 42 segments.
Hình ảnh lập kế hoạch xạ trị IMRT trong không gian ba chiều:
Kết quả điều trị:
2. BN Nguyễn Xuân Đ, nam 66 tuổi, vào viện với lý do tiểu són, tiêu khó. Chụp CT phát hiện u tiền liệt tuyến trọng lượng 57 gam, PSA 134 ng/ml, sinh thiết u qua tầng sinh môn có kết quả mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến.
Tiến hành xạ trị JO-IMRT với 6 trường chiếu, 40 segments
PGS.TS Mai Trọng Khoa, Ths Vũ Hữu Khiêm và CS
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai