Responsive Image

DetailController

Tin trong ngành

Vai trò của xã hội hoá y tế để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ

Những năm gần đây, chính sách xã hội hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực xã hội, giúp bù đắp thiếu hụt về tài chính, mở rộng cung ứng dịch vụ cho người dân.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn- Giám đốc BV Bạch Mai, Việt Nam hiện tại là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh, với nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên, dự kiến sẽ tăng 2,5 lần vào năm 2050.

Điều này khiến gánh nặng bệnh tật cho bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam tăng mạnh, từ 46% tổng gánh nặng bệnh tật vào năm 1990 lên tới 74% vào năm 2017. Nhu cầu về nguồn lực để sàng lọc điều trị ung thư và các bệnh tim mạch cùng với các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường cũng tăng lên.

Ngoài ra, Việt Nam phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn về chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, giống như các lĩnh vực khác, ngành y tế phải đối mặt với bài toán cân đối giữa nhu cầu đầu tư và dư địa tài chính có sẵn để đáp ứng những nhu cầu này.

Chính phủ đã xem nguồn lực tư nhân là rất quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn. Trong đó, Bộ Y tế và các bệnh viện có trách nhiệm huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân.

Đây là một chính sách lớn nằm trong chương trình cải cách vĩ mô, tổng thể về y tế từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nhằm khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội, cho các dịch vụ công quan trọng.

Cap cuu Bach Mai 2 1 1563247276 680x0

Những năm gần đây, chính sách xã hội hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực xã hội, giúp bù đắp thiếu hụt về tài chính, mở rộng cung ứng dịch vụ cho người dân.

Chính sách xã hội hóa y tế bao gồm 2 biện pháp chính, nhằm tăng cường vai trò của khu vực tư nhân trong cung ứng dịch vụ y tế. Thứ nhất là, phát triển các nhà cung ứng dịch vụ y tế tư nhân. Thứ hai là, nâng cao mức độ tự chủ về tài chính của các tổ chức sự nghiệp y tế, công lập.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, chính sách xã hội hóa y tế đã mang lại nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi sâu sắc hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam nhờ kỹ thuật mới, hiện đại được áp dụng cho nâng cao chất lượng về chuyên môn, đưa trình độ y tế Việt Nam ngang tầm các nước trong khu vực. Nhờ vậy, bệnh phức tạp đã được điều trị tại Việt Nam với chi phí thấp hơn nhiều lần khi điều trị tại nước ngoài.

Tuy nhiên, giám đốc BV Bạch Mai cũng chỉ ra chính sách xã hội hóa y tế cũng phát sinh những mặt tích cực và hạn chế như: các hoạt động xã hội hóa thường tập trung vào các lĩnh vực có khả năng mang lại nhiều doanh thu, dẫn đến tăng chi trả tiền túi của người bệnh; đồng thời, chủ trương này chưa mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dân sinh sống ở các khu vực có điều kiện khó khăn hơn những người không có khả năng chi trả cho dịch vụ y tế đắt tiền.

Ngoài ra các dự án xã hội hoá thường tập trung vào các dự án có quy mô nhỏ với thời gian hoàn vốn ngắn thay vì các dự án quy mô lớn...

Bộ Y tế đã nhiều lần điều chỉnh chính sách về liên doanh đầu tư thiết bị và các dịch vụ theo cầu trong hệ thống công lập, để giảm thiểu những mặt còn hạn chế của chính sách xã hội hóa y tế.

Giám đốc BV Bạch Mai đề xuất các kiến nghị gồm: thứ nhất, cần xây dựng các quy định và hướng dẫn liên quan đến các hình thức hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế;

Thứ hai, xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý dự án hợp tác công tư trong ngành y tế;

Thứ ba, xây dựng các danh mục, các lĩnh vực được phép hợp tác công tư;

Thứ tư, các cơ quan quản lý tham gia thẩm định, lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán các hợp đồng hợp tác công tư thuộc lĩnh vực mình quản lý;

Thứ năm, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả các dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế;

Thứ sáu, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về các dự án hợp tác công tư nhằm công khai, minh bạch các dự án xã hội hóa để các cơ quan chức năng và người dân tiện theo dõi, giám sát.

Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí- Đoàn ĐBQH Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương: Cơ chế xã hội hoá và tự chủ là 2 cơ chế hết sức cởi mở của Chính phủ, của nhà nước để cho phát triển y tế của Việt Nam trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế. Đó là một chủ trương rất tốt.

Tuy nhiên sự thuận lợi khác nhau ở từng cấp độ, từng hạng, từng tuyến của các bênh viện. Ví dụ BV tuyến huyện khó làm xã hội hoá vì không hấp dẫn, lên tuyến tỉnh có khá hơn, nhưng ở tuyến trung ương, đặc biệt là BV hạng đặc biệt rất thuận lợi. Cho nên áp lực khác nhau, hiệu quả cũng khác nhau, do đó mức hấp dẫn khác nhau.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image