Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

Hậu quả khủng khiếp hối hận cả đời nếu bảo thủ, mù quáng 'nói không' với điều trị vàng da ở trẻ

Vàng da ở trẻ sơ sinh ở mức nghiêm trọng có thể khiến con bị tổn thương não, không thể hồi phục.

Vì sao trẻ bị vàng da?

Trong bài viết trước, Emdep.vn đã phản ánh về trào lưu “nói không” với điều trị vàng da sơ sinh ở trẻ nhỏ ngay cả khi có chỉ định của bác sĩ. 

Trao đổi với PV Emđẹp, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho hay trẻ nhỏ khi còn trong bụng mẹ không thở theo cách thông thường. Trẻ thở bằng cách nhận oxy từ hồng cầu của mẹ. Khi đó, oxy đi từ không khí vào bên trong hệ tuần hoàn của người mẹ sẽ  di chuyển qua nhau thai và dây rốn cung cấp cho thai nhi sử dụng. Lượng khí CO2 được trẻ thải ra sẽ theo dây rốn, hệ tuần hoàn của mẹ và thoát ra bên ngoài.

Tổn thương não viễn vĩnh nếu “nói không “với vàng da sơ sinh

“Khi ở trong bụng mẹ, trẻ không thở bằng phổi mà thông qua dây rốn và hệ tuần hoàn của mẹ. Do vậy máu của trẻ sơ sinh có mức độ bilirubin cao. Khi chào đời, đây cũng là lúc trẻ tự thở bằng cơ quan hô hấp của chính mình và quá trình phân hủy hồng cầu của trẻ sẽ diễn ra ngay sau khi sinh. Quá trình phân hủy sẽ tạo ra thừa sắc tố bilirubin trong máu dẫn đến trẻ có hiện tượng vàng da. Vàng da sinh lý ở trẻ sẽ tự hết sau 7 ngày, khi gan bài tiết bilirubin nhằm cân bằng thành phần trong máu ”, PGS.TS Dũng nói.

Hiện tượng vàng da sơ sinh ở trẻ nhỏ còn do nhóm máu không tương thích giữa mẹ và con. Chứng vàng da ở trẻ cũng có thể do nguyên nhân khác từ bệnh viêm gan và hẹp ống dẫn mật. Tình trạng này là do ống dẫn mật phát triển lệch đi so với ống dẫn mật bình thường.

Theo PGS.TS Dũng, trẻ bị vàng da sơ sinh nếu có chỉ định điều trị của bác sĩ mà không tuân thủ sẽ rất nguy hiểm. Trẻ sơ sinh sinh vàng da trong 7 ngày đầu sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Còn nếu vàng da trên 7 ngày, nhiều chất bilirubin có thể thấm vào não gây hội chứng vàng da nhân não, chất bilirubin vỡ ra thấm vào máu gây bệnh. Trẻ bị vàng da nhân sẽ mang những di chứng về thần kinh hết sức trầm trọng không thể phục hồi như: điếc, chậm phát triển về vận động…

Vàng da ở trẻ sinh non rất nguy hiểm

Do chất bilirubin được chuyển hóa qua gan, nếu gan của trẻ hoạt động tốt thì chất gây vàng da sẽ giảm và không gây vàng da. Điều này lý giải không phải đứa trẻ nào sinh ra đều có vàng da sinh lý.

“Vàng da sơ sinh cần phải đặc biệt lưu ý ở trẻ sinh non cho chức năng hoạt động của cơ thể chưa hoàn thiện, chức năng gan yếu. Vì vậy, chất gây vàng da tích tụ lại có thể thấm vào não”, bác sĩ Dũng cho hay.

Vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện đầu tiên mặt và tiến triển theo hướng từ đầu đến chân. Trong 7 ngày sau sinh cần theo dõi liên tục trẻ liên tục mức độ vàng da của trẻ. Quan sát trẻ bằng cách đưa trẻ ra nơi có ánh sáng ban ngày đủ sáng (trước cửa sổ) và quan sát từ đầu tới chân. Mức độ vàng da từ đầu tới ngực chưa đáng ngại. Khi mức độ vàng da tới bụng thì cần phải đưa trẻ đi điều trị ngay.

Trẻ có dấu hiệu vàng da được đưa đi khám sẽ trải qua xét nghiệm đo mức độ chất bilirubin, nếu ở ngưỡng trung bình thì không cần phải can thiệp. Nếu chất bilirubin vượt ngưỡng trung bình, trẻ sẽ được chỉ định đi chiều đèn.

Trẻ vàng da cần phải đi khám nếu có những dấu hiệu sau:

Vàng da sớm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

Vàng da tới đùi bụng trong 7 ngày đầu

Vàng da kèm dấu hiệu khác (bú kém, lừ đừ, sốt, …)

Nguồn Emdep.vn

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image