Bức ảnh chân con bị phồng rộp do mẹ nghe theo lời tư vấn trên mạng khiến nhiều người xót xa.
"Đây là lời cảnh tỉnh cho các mẹ đang có em nhỏ, nhất là vào mùa này em bé hay ho đờm khò khè. Đừng tự tiện làm gì nữa nhé. Em trách em ngu chứ em không trách ai, là tại em hại con em. Em thương con em đứt cả ruột, chỉ biết ngồi tự tát vào mặt mình.
Đấy là hình ảnh của con em. Vì nghe lời bày của mấy mẹ. Em nghe theo vì chỉ mong con hết ho hết đờm không cần thuốc, nhưng không những không khỏi, lại thêm bệnh khác... Đêm qua e lấy tỏi đắp cho con em rồi buộc lại để qua đêm. Ai ngờ mở tất con ra đau xé lòng chưa. Không những không hết ho lại bị bỏng tỏi nữa. Nó đau, nó rát lắm. Các mẹ có xót không?
Nên em khuyên mấy mẹ đừng đắp tỏi vào chân con. Có một chị em quen cũng vì nghe bày đắp tỏi mà con bị bỏng phải nằm viện 2 tuần. Nên e khuyên mấy mẹ: Con đau nên chọn bác sĩ chuẩn, xin mấy mẹ đừng lên mạng tuỳ tiện áp dụng bài thuốc cho con, như thế là mẹ hại con... Các mẹ nhìn em đó mà tránh và rút kinh nghiệm".
Việc mẹ trẻ tự ý chữa bệnh cho con, nghe theo lời tư vấn của những bà mẹ trên mạng không phải là vấn đề mới. Phải thừa nhận rằng đây là thói quen gây hậu quả nghiêm trọng của các bà mẹ. Không ít bà mẹ sợ đưa con đi khám, sợ con phải dùng kháng sinh mà tìm đến những bài thuốc dân gian với thành phần tự nhiên.
Khi thời tiết trở lạnh, các bài thuốc trị ho thành phần thiên nhiên cũng là bài thuốc được nhiều bà mẹ trẻ tìm kiếm và áp dụng. Trị ho bằng cách đắp tỏi vào lòng bàn chân con cũng là bài thuốc được lan truyền nhiều năm nay trên mạng xã hội và cũng không ít bà mẹ phải hối hận vì đã tự ý chữa bệnh cho con tại nhà.
Một trường hợp tương tự khi mẹ tự ý dùng tỏi đắp vào chân con.
"Da bé còn non mà mẹ đắp tỏi sẽ khiến da con bị phồng rộp" - một bà mẹ từng có kinh nghiệm "đau thương" chia sẻ.
Trao đổi về vấn đền ày, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Với sự bùng nổ công nghệ thông tin, tất cả mọi vấn đề đều có thể tìm thấy trên Internet. Vì vậy, nhiều người chủ quan khi thấy con bị bệnh thường lên google, hoặc nghe theo truyền miệng, áp dụng các phương pháp chưa được kiểm chứng. Kể cả với các bài thuốc dân gian, không phải ai cũng đáp ứng tốt, nhất là với trẻ nhỏ càng phải thận trọng hơn rất nhiều, đừng vì sự thiếu hiểu biết của mẹ mà khiến con rước thêm bệnh vào người.
Đối với trẻ sơ sinh, tuyệt đối không tự ý chữa ho theo những mẹo lan truyền trên mạng sẽ rất nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh nếu bị sổ mũi mà không sốt, nên giữ ấm tốt và cho trẻ bú nhiều lần. Trường hợp trẻ sốt, bỏ ăn cần phải đưa trẻ đi khám ngay".
XEM THÊM
Trẻ chậm nói, tự chơi một mình có phải là dấu hiệu của chứng tự kỉ? Nhiều bố mẹ lo lắng không biết trẻ chậm nói, thích chơi một mình có phải là mắc chứng tự kỉ hay không? |
Ở cữ sau sinh và 4 lí do chính khiến phụ nữ trầm cảm đến mức phát khóc Với một số phụ nữ, trải nghiệm ở cữ sau sinh có thể mô tả bằng hai từ "kinh hoàng", nhưng nó còn khủng khiếp ... |
Nguồn: https://vietnammoi.vn