Responsive Image

DetailController

Giới thiệu chuyên môn

Các mô hình hoạt động của phương pháp kích thích điện một chiều xuyên sọ

Tùy vào mục tiêu là tăng tính dẻo tế bảo thần kinh vùng vỏ não vận động bị tổn thương hoặc giảm ức chế liên vùng từ bán cầu lành đến bán cầu tổn thương; hoặc cả hai, có các phương pháp đặt điện cực khác nhau, có thể phối hợp các phương pháp phục hồi chức năng khác hoặc đơn trị liệu.

dquy bai3

Hình 1. Mô hình mất cân bằng ức chế liên cầu não và các biện pháp điều trị cải thiện sự mất cân bằng này. Sự cân bằng ức chế liên cầu não bị phá vỡ sau một cơn đột quỵ (A). Điều này khiến cho bán cầu khỏe mạnh gây nhiều ức chế không cân bằng đến bán cầu có tổn thương và điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bán cầu tổn thương. Có 2 cách cải thiện sự mất cân bằng này, đó là điều chỉnh tăng tính dễ bị kích thích ở bán cầu tổn thương (B) hoặc giảm tính dễ bị kích thích ở bán cầu không bị tổn thương (C).

Các thành phần cần thiết của tDCS bao gồm bộ kích thích dòng điện một chiều và điện cực được ngâm trong dung dịch natri clorid đẳng trương. Bộ kích thích dòng điện một chiều cung cấp dòng điện một chiều ổn định (0-4mA). Các điện cực được ngâm trong dung dịch natri clorid đẳng trương, cố định ở da đầu trên các khu vực mong muốn, dòng điện hình thành đi qua da đầu và mô não bên dưới. Hướng của dòng điện khác nhau tác động khác nhau lên các mô bên dưới. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng hai điện cực cao su dẫn điện bề mặt có kích thước từ 25 cm2 đến 35 cm2. Sử dụng các điện cực này, cường độ dòng điện thay đổi trong khoảng từ 1 mA đến 2 mA và thường được áp dụng trong khoảng từ 10 đến 20 phút. Có ba mô hình áp dụng tDCS được mô tả dưới đây

dquy bai3.1

Hình 2: Mô hình kích thích điện một chiều xuyên sọ cực dương.

Điện cực dương (điện cực hoạt động) đặt ở bên cầu nào tổn thương, điện cực tham chiếu đặt ở vùng trên ổ mắt cầu não không bị tổn thương. Mục đích của hệ thống này là làm tăng tính dễ bị kích thích của nhu mô não dưới điện cực dương.
dquy bai3.2

Hình 3: Mô hình kích thích điện một chiều xuyên sọ cực âm.

Điện cực âm đặt ở bán cầu não không tổn thương, điện cực tham chiếu đặt ở vùng trên ổ mắt cầu não tổn thương. Mục đích của hệ thống này là làm giảm tính dễ bị kích thích của nhu mô não dưới cực âm, qua đó làm giảm sự ức chế liên bán cầu từ bán cầu không tổn thương đến bán cầu tổn thương
dquy bai3.3

Hình 4: Mô hình kích thích điện một chiều xuyên sọ phối hợp.

Trong đó, cực dương đặt ở vùng cầu não tổn thương, cực âm đặt ở vùng cầu não không tổn thương. Mục đích của hệ thông này là vừa tăng tính dễ bị kích thích của bán cầu não tổn thương, vừa làm giảm sự ức chế liên bán cầu.

Ưu điểm của tDCS so với các phương pháp kích thích não không xâm lấn khác bao gồm dễ sử dụng, kích thước điện cực lớn cho phép tác động lên vùng vỏ não lớn hơn, chế độ giả cho phép thử nghiệm có kiểm soát và thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát và tính di động giúp bệnh nhân có thể sử dụng trong khi bệnh nhân đang hoạt động trị liệu hoặc vật lý trị liệu. Tuy nhiên, tDCS bị giới hạn bởi thời gian và vùng giải phẫu. Hơn nữa, sự khác biệt về độ dẫn điện giữa các cá thể do tóc, da đầu, thành phần xương có thể cản trở dòng điện đến mô não.

BS. Bùi Thị Hoài Thu - TT Phục hồi chức năng

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image