Responsive Image

DetailController

Tin hoạt động Bệnh viện

Đào tạo thầy thuốc cho tuyến dưới giúp giảm tải từ xa

Là bệnh viện đầu tiên trong cả nước sớm thành lập Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, trong năm 2010 Bệnh viện Bạch Mai đang bắt tay vào việc thực hiện Bệnh viện vệ tinh.

ts_q_anh.jpgQua việc thành lập Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến cũng như thực hiện Bệnh viện vệ tinh, mục tiêu của Bệnh viện Bạch Mai là chuyển giao nhiều kỹ thuật, đào tạo liên tục các bác sĩ có trình độ tay nghề cao cho các bệnh viện tuyến dưới, từng bước giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Báo SK&ĐS đã trao đổi nhanh với TS. Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này.

PV: Thưa ông, là bệnh viện hạng đặc biệt nên công việc của bệnh viện cũng được giao trọng trách nặng nề, vừa lo khám chữa bệnh tại viện, lại đảm đương công tác chỉ đạo tuyến tại 31 bệnh viện phía Bắc, dường như có quá nặng nề?

TS. Nguyễn Quốc Anh: Trong 7 chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện Bạch Mai được Bộ Y tế giao, thì 2 chức năng đã được quy định rất rõ là đào tạo cán bộ và chỉ đạo tuyến. Nhận thức được vai trò là bệnh viện tuyến cuối, bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước, tuy công việc có thêm phần vất vả, nặng nề, nhưng lãnh đạo bệnh viện cũng như các thầy thuốc đang công tác tại bệnh viện luôn sẵn sàng đi bất cứ đâu khi có yêu cầu.

PV: Nhìn lại năm 2009, vừa thực hiện Đề án 1816 và đào tạo cho tuyến dưới, kết quả như thế nào, thưa ông?

       Bệnh viện Bạch Mai được Bộ Y tế giao xây dựng 8 bệnh viện vệ tinh trong giai đoạn 2009-2013. Dự kiến, sẽ có 3.538 lượt cán bộ thuộc 8 bệnh viện vệ tinh được đào tạo và đào tạo lại. Người dân sẽ được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao từ các bệnh viện vệ tinh và các cơ sở y tế thuộc địa bàn chỉ đạo tuyến của bệnh viện.

TS. Nguyễn Quốc Anh: Năm 2009, Bệnh viện Bạch Mai đã mở được 134 lớp đào tạo trong đó tổ chức tại bệnh viện là 73, tổ chức ở tuyến dưới là 61. Số học viên được đào tạo và nâng cao tay nghề là gần 4.000 thầy thuốc thuộc nhiều chuyên khoa. Phải nói rằng đây là nỗ lực rất lớn từ các thầy thuốc cũng như các học viên từ nhiều địa phương đã bỏ công sức cũng như thời gian để vừa học nhưng cũng đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ khám chữa bệnh. Nếu tính chi li, chúng ta có thể vui mừng nói rằng, với gần 4.000 cán bộ thầy thuốc từ bác sĩ cho đến các điều dưỡng được đào tạo lại, cập nhật kiến thức mới rồi trở lại địa phương khám chữa bệnh tại cơ sở, quả là đáng quý biết bao. Đây cũng là phù hợp với chủ trương của Bộ Y tế về việc từng bước giảm tải cho bệnh viện tuyến Trung ương bằng hình thức nâng cao tay nghề cho thầy thuốc tuyến dưới, để họ đủ tự tin, kinh nghiệm khám chữa bệnh cho nhân dân.

PV: Trong năm 2009, bệnh viện cũng là một trong nhiều bệnh viện điển hình về thực hiện Đề án 1816, ông có thể nói về kết quả này?

TS. Nguyễn Quốc Anh: Thực hiện Đề án 1816, bệnh viện chúng tôi 128 cán bộ về hỗ trợ tuyến dưới. Trong đó có nhiều cán bộ có kinh nghiệm như 11 tiến sĩ y khoa và BSCK2... Số kỹ thuật được chuyển giao cho tuyến dưới là 220 kỹ thuật. Sau những đợt đi luân phiên, Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến đều tổ chức đánh giá chất lượng để có thể định lượng về kết quả. Bước đầu chúng tôi đã đánh giá, tỷ lệ cán bộ tuyến dưới nắm vững kỹ thuật chuyển giao và thực hiện được tăng gần 30%. Nhận xét của chúng tôi là: Đề án 1816 là giải pháp hữu hiệu, phù hợp với tình hình thực tiễn, khắc phục những khó khăn về tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực. Đồng thời, chủ trương của lãnh đạo Bộ Y tế về đẩy mạnh và liên thông các loại hình đào tạo, giao quyền cho các bệnh viện đủ năng lực được triển khai đào tạo chính quy sau đại học, xây dựng bệnh viện vệ tinh là những giải pháp toàn diện mang tính chiến lược và bền vững nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng KCB, tiến tới giảm tải bệnh viện.

PV: Xin cảm ơn ông!

              Đỗ Bình (thực hiện)
suckhoedoisong.vn

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image