Responsive Image

DetailController

Tin trong ngành

Hội nghị tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần thứ ba

Trong hai ngày 14 và 15/10 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần thứ ba với tiêu đề: "Tim mạch can thiệp: Chúng ta sẽ đi về đâu?" với sự góp mặt của nhiều chuyên gia hàng đầu trong nước và trên thế giới ở lĩnh vực tim mạch can thiệp đến từ Hoa kỳ, Pháp, Đức, Italia, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN. Đây là Hội nghị thường niên của Phân hội tim mạch học can thiệp Việt Nam, thuộc Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam.

Thông tin từ hội nghị cho biết, ở các nước có nền y học phát triển tiên tiến, Tim mạch can thiệp có một vai trò quan trọng, với những đóng góp to lớn cho sự phát triển trong nghiên cứu y học và công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trong xã hội hiện đại, các bệnh lý liên quan đến tim mạch ngày càng gia tăng ở mức độ báo động như: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... thì các phương pháp can thiệp tim mạch lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn. Chính vì vậy, hội nghị đã trở thành diễn đàn để trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm thường xuyên của các bác sỹ làm tim mạch can thiệp nói riêng và của toàn bộ các bác sĩ nội và ngoại khoa đang ngày đêm bảo vệ trái tim của nhân dân. Hội nghị đã tập trung phân tích các chủ đề chính như: Can thiệp Động mạch vành, Tim bẩm sinh, mạch máu lớn và Cấu trúc tim, Phẫu thuật.

Như các năm trước, năm nay Phân hội Tim mạch học can thiệp Việt Nam cũng sẽ tổ chức Triển lãm khoa học song song với các phiên họp Hội nghị. Triển lãm với sự tham gia của các doanh nghiệp và các hãng thiết bị y tế, các công ty dược phẩm...

Theo GS.TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam, Chủ tịch Phân hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam cho biết: "Từ năm 1996, Việt Nam đã bước đầu áp dụng các kỹ thuật Tim mạch học can thiệp: động mạch vành, van hai lá, một số bệnh tim bẩm sinh, thăm dò điện sinh lý tim và triệt phá bằng năng lượng sóng radio các ổ ngoại vị, các đường dẫn truyền bất thường trong tim gây loạn nhịp. Chúng ta đã phát triển chuyên ngành này tại Bắc, Trung, Nam từ một số cơ sở có đủ điều kiện trước, và dần dần thực hiện kỹ thuật tại một số nơi khác mà trước đây ít người nghĩ là có thể làm được trong sự nghiệp cứu người mà trang bị và kỹ năng cập nhật hiện đại không thể thiếu."

Theo nguồn: www.moh.gov.vn

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image