1. Địa chỉ: Tầng 2, 3 tòa nhà 3 tầng - Bệnh viện Bạch Mai
2. Điện thoại: 04. 8693731-6571
3. Email: visinh@bachmai.gov.vn
4. Cơ cấu tổ chức:
Tổng số CBVC hiện có là 42, trong đó: Phó giáo sư: 02, Tiến sỹ Y học: 02, Thạc sỹ Y học: 10, Bác sỹ, CB đại học khác: 17, KTV: 08, Y công: 03.
5. Ban lãnh đạo đương nhiệm:
|
|

ThS. Trương Thái Phương Trưởng khoa
|
|
|

TS. BS. Phạm Hồng Nhung
Phó trưởng khoa
CN. Hoàng Quang Hưng
Chủ tịch Công đoàn
|
ThS. BS Mai Lan Hương
Bí thư Đoàn thanh niên
|
ĐD. Nguyễn Bích Hường
Điều dưỡng trưởng
|
6. Một số hình ảnh:







7. Chức năng, nhiệm vụ của khoa:
- Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán: Virus - miễn dịch; Sinh học phân tử; Vi khuẩn; Ký sinh trùng; Vi nấm cho bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai và và các bệnh viện khác thuộc khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.
- Đào tạo: Đào tạo Đại học và Sau đại học; Đào tạo cho Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai; Đào tạo liên tục cho cán bộ xét nghiệm của các bệnh viện tuyến dưới.
- Nghiên cứu khoa học: Thực hiện nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp
- cơ sở.
- Tham gia phòng chống dịch bệnh, phục vụ tốt công tác phòng chống dịch tả, cúm A H5N1, viêm não, Dengue xuất huyết...
- Tham gia Chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện tuyến dưới. Thực hiện luân chuyển cán bộ theo đề án 1816 của Bộ Y tế, chuyển giao nhiều kỹ thuật mới.
- Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, triển khai, phát triển các kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh lâm sàng với các tổ chức Quốc tế và các nước trên thế giới như WHO, CDC, các nước Nhật Bản, CHLB Đức, Thụy Điển, Bỉ, Thái Lan...
- Quản lý kinh tế y tế: Hướng dẫn chỉ đạo xét nghiệm và xử dụng hiệu quả các kết quả xét nghiệm vi sinh trong chẩn đoán và theo dõi điều trị.
8. Lịch sử hình thành:
- Năm 2001, Khoa Vi sinh Y học - Bệnh viện Bạch Mai được tái thành lập theo quyết định của Bộ Y tế do GS. TS. Đỗ Nguyên Phương, Bộ trưởng Bộ Y tế ký, số 4498/QĐ-BYT ngày 29/10/2001 do TS. Nguyễn Xuân Quang làm Trưởng khoa.
- Sau hơn 10 năm tái thành lập, hiện nay Khoa đã có 42 cán bộ viên chức, đội ngũ cán bộ cơ bản đã ổn định, có tay nghề vững vàng. Các cán bộ đã được đào tạo nâng cao trình độ trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất đã từng bước được trang bị hiện đại và đồng bộ. Tháng 6 năm 2012 khoa đã được nhận chứng chỉ công nhận là phòng xét nghiệm y tế đạt chứng chỉ ISO/IEC 15189. Từ tháng 12 năm 2015 khoa đã được nhận chứng chỉ công nhận Phòng Hiệu Chuẩn khoa Vi sinh Bệnh Viện Bạch Mai theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2005.
- Đến nay, khoa Vi sinh đã trưởng thành vượt bậc và trở thành chuyên khoa Vi sinh lâm sàng đầu ngành của Bộ Y tế. Khoa đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ: Đào tạo cán bộ cho chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, tham gia phòng chống dịch bệnh có hiệu quả cao, hợp tác quốc tế về lĩnh vực Vi sinh lâm sàng.
- Từ năm 2010 đến năm 2014 khoa Vi sinh do PGS.TS. Đoàn Mai Phương làm Trưởng khoa. Từ năm 2014 đến năm 2015 khoa Vi sinh do PGS.TS Vũ Thị Tường Vân đảm nhiệm cương vị phụ trách khoa. Từ 2016 Thạc sĩ Trương Thái Phương đảm nhiệm cương vị phụ trách khoa
- Trong nhiều năm liền, khoa liên tục được nhận bằng khen, giấy khen của Giám đốc Bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế và Thủ Tướng chính phủ. Năm 2014, khoa Vi sinh được vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng ba vì những thành tích đóng góp trong công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân và xây dựng Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
9. Những thành tựu khoa học kỹ thuật nổi bật:
- Hệ thống cấy máu tự động BD BactecTM FX thế hệ mới nhất với dung lượng 400 chai, hệ thống định danh và kháng sinh đồ tự động BD PhoenixTM (BD - Hoa kỳ), Vitek(R) 2 Compact (Biomerieux - Pháp) định danh nhanh các căn nguyên gây bệnh, không chỉ trả lời các thông tin kháng sinh đồ định tính (nhạy hay kháng thuốc) mà còn cung cấp nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) cho việc tối ưu hoá liều điều trị.
- Các kỹ thuật phát hiện kiểu hình kháng thuốc nguy hiểm của vi khuẩn được áp dụng triển khai thường qui như phát hiện vi khuẩn sinh beta-lactamase phổ mở rộng (ESBL: Extended spectrum Beta-lactamase), sinh carbapenemase… giúp ích rất nhiều cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và điều tra dịch tễ học.
- Hệ thống đo tải lượng virus tự động Cobas Ampliprep/Cobas Taqman 48/ Cobas Taqman 96 giúp các bác sỹ lâm sàng theo dõi điều trị bệnh nhân một cách
- hiệu quả.
- Hệ thống máy miễn dịch tự động COBAS e601 (Roche), Architect i2000 (Abbott) tự động hoá hàng nghìn xét nghiệm/ngày với kết quả có độ chính xác và độ tái lặp cao.
- Là khoa xét nghiệm đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt hai tiêu chuẩn chất lượng ISO/IEC 15189 cho lĩnh vực xét nghiệm y khoa và ISO/IEC 17025 cho lĩnh vực hiệu chuẩn.
- Để đảm bảo chất lượng được xác nhận khách quan, Khoa đã tham gia đều đặn các chương trình ngoại kiểm chất lượng của Anh (UKNEQAS), của Úc (NRL), của Thái Lan, Mỹ (CDC)...
- Tiếp nối truyền thống nghiên cứu khoa học của các bậc thầy đi trước, hàng năm, các cán bộ trẻ của Khoa đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học các cấp từ cấp Nhà nước, cấp Bộ đến cấp cơ sở. Các đề tài nghiên cứu đều đi theo định hướng nghiên cứu khoa học mà Khoa đã đề ra: nghiên cứu ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và hướng nghiên cứu cơ bản nhằm hiểu biết sâu hơn về căn nguyên vi sinh vật gây bệnh thường gặp ở Việt Nam.
- Phối hợp với Dược lâm sàng và các khoa lâm sàng để có thể tối ưu hoá liệu pháp điều trị và hướng đến cá thể hoá điều trị. Hợp tác nghiên cứu quốc tế: Khoa đã mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, nhiều viện nghiên cứu và nhiều bệnh viện thuộc nhiều quốc gia.
- Tham gia phòng chống các dịch tả, sốt xuất huyết, cúm A H5N, H1N1
- và sởi…