Responsive Image

DetailController

Tin hoạt động Bệnh viện

Chuyên ngành dị ứng - miễn dịch lâm sàng trên đường phát triển

Chuyên ngành Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng ở Việt Nam được bắt đầu xây dựng từ 1980 với cơ sở đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai, sau đó c ó th ê m một cơ sở tại Bệnh viện H ữu N ghị . Kể từ khi ra đời đến nay, chuyên ngành đã có vai trò rất tích cực trong phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh dị ứng và tự miễn dịch cho nhân dân cả nước. Số lượt bệnh nhân tới khám và điều trị nội trú tại Khoa Dị ứng- MDLS , Bệnh viện B ạch M ai đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Đến năm 2008 và 2009, đã có trung bình hơn 10.000 lượt bệnh nhân đến khám và gần 2500 bệnh nhân điều trị nội trú trong khoa mỗi năm, trong đó có nhiều bệnh và nhóm bệnh khác nhau như hen phế quản, luput ban đỏ hệ thống, dị ứng thuốc, xơ cứng bì hệ thống tiến triển, hội chứng Schonlein-Henoch... Khoa cũng đã hoàn tất và triển khai nhiều phác đồ và kỹ thuật điều trị khác nhau như phác đồ chẩn đoán và dự phòng sốc phản vệ và các phản ứng dị ứng do vaccin, huyết thanh và thuốc, phác đồ điều trị một số bệnh dị ứng và tự miễn bằng glucocorticoid và thuốc ức chế miễn dịch, quy trình tư vấn hen phế quản và các dị ứng, tự miễn dịch. Với trọng tâm của lãnh đạo đơn vị là đẩy mạnh hoạt động của khu vực Labo xét nghiệm, thời gian qua khu vực này đã có nhiều thay đổi tích cực, được chia làm ba đơn nguyên là Phòng xét nghiệm miễn dịch (trang bị máy ELISA và máy định lượng IgE đặc hiệu), Phòng thăm dò chức năng (trang bị máy Spirometry và bộ dị nguyên đó được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế) và Phòng chẩn đoán và điều trị miễn dịch đặc hiệu các bệnh dị ứng. Số xét nghiệm được thực hiện tại Labo liên tục tăng lên trong những năm vừa qua, trong đó, năm 2007 làm trên 3000 xét nghiệm, năm 2008 là gần 5000 và năm 2009 là gần 7200 xét nghiệm các loại. Nhiều xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán cũng liên tục được triển khai mới tại Labo Dị ứng - MDLS trong những năm gần đây. Hiện nay đã thực hiện được tổng số 39 loại xét nghiệm và thăm dò khác nhau (bảng 1). Trong năm 2010 và 2011, dự kiến sẽ có thêm 26 loại xét nghiệm mới tiếp tục được triển khai.

Bảng 1: Các xét nghiệm đang được thực hiện tại Labo trung tâm Dị ứng -MDLS

TT

TÊN XÉT NGHIỆM

ỨNG DỤNG CHẨN ĐOÁN

 

1

 

 

Định lượng Kháng thể kháng nhân và Kháng thể kháng chuỗi kép

( ANA và Ds DNA )

Lupus ban đỏ hệ thống

Xơ cứng bì

Viêm da cơ - Viêm đa cơ

Bệnh mô liên kết hỗn hợp

Hội chứng Sjogren

Hội chứng CREST

Viêm khớp

Viêm mạch hệ thống

  2

 

 

Định lượng Kháng thể kháng

CARDIOLIPIN

Hội chứng Antiphospholipid:

Giảm lượng tiểu cầu

Chứng huyết khối ĐM,TM

Bệnh động kinh

Sảy thai tái phát

Thai lưu

  3

 

Định lượng Kháng thể kháng

β2 - GLYCOPROTEIN

Hội chứng Antiphospholipd:

Chứng múa giật

Thiếu máu não cục bộ

Bệnh huyết khối TM, ĐM...

4

 

Định lượng Kháng thể kháng

PHOSPHOLIPID

Hội chứng Antiphospholipid:

Huyết khối ĐM,TM...

Sảy thai tái phát

Thai lưu...

 

5

 

Định lượng Kháng thể kháng tiểu vi thể gan thận type 1

( LKM - 1 )

Định lượng kháng thể IgG kháng sắc tố tế bào P450 IID6 trong huyết thanh hoặc huyết tương người để chẩn đoán Viêm gan tự miễn (AIH )

 

6

 

Định lượng Kháng thể kháng tương bào gan type 1

( LC - 1 )

Định lượng kháng thể kháng formiminotransferase - cyclodeaminase trong huyết thanh hoặc huyết tương người cho chẩn đoán của Viêm gan tự miễn (AIH)

7

Định lượng Kháng thể kháng thụ thể GLYCOPROTEIN trên màng tế bào gan người châu Á (ASGPR )

 

Xét nghiệm chẩn đoán chứng viêm gan tự miễn

8

Định lượng Kháng thể kháng ty lạp thể

( AMA - M2 )

Xét nghiệm chẩn đoán xơ gan mật nguyên phát

 

9

Định lượng Kháng thể kháng tương bào bạch cầu đa nhân trung tính ( ANCA Screen)

Viêm mạch

U hạt Wegener

10

Định lượng  MPO -ANCA (pANCA)

Viêm mạch

11

Định lượng  PR3 - ANCA (cANCA)

Viêm mạch

 

 

 

12

 

 

 

Định lượng ERYTHROPOIETIN

(EPO)

 

Xác định nguyên nhân thiếu máu ( không do thiếu sắt)

Cảnh báo sớm quá trình thải ghép thận

Theo dõi AIDS điều trị bằng AZT

Đánh giá mức độ suy thận

13

Định lượng kháng thể kháng Scl-70

Xơ cứng bì

14

Định lượng kháng thể kháng Jo-1

Viêm da cơ

15

Định lượng kháng thể kháng Histone

Lupus do thuốc

16

Định lượng kháng thể kháng Sm

Lupus ban đỏ hệ thống.

17

Định lượng kháng thể kháng SS-A (Ro)

 

Hội chứng Sjogren

Lupus ban đỏ hệ thống.

18

Định lượng kháng thể kháng SS-B (LA)

Viêm cơ.

Lupus sơ sinh - block nhĩ thất

19

Định lượng kháng thể kháng SS-Ap200

Bệnh tim bẩm sinh liên quan đến bệnh tự miễn(SLE)

20

Định lượng kháng thể kháng Prothrombin

Hội chứng Antiphospholipid

Suy giảm tiểu cầu tự miễn.

21

Định lượng kháng thể kháng RNP-70

Bệnh mô liên kết hỗn hợp.

Xơ cứng bì.

Viêm da cơ.

22

Định lượng kháng thể kháng Insulin

 

23

Định lượng kháng thể kháng CCP

Viêm đa khớp dạng thấp

24

Định lượng kháng thể kháng Centromere

Xơ cứng bì

 

 

 

25

Định lượng IgE đặc hiệu

Dị nguyên hô hấp:  Lông chó, Lông mèo, Nấm, Bọ nhà ( D. Farinae), Bọ nhà ( D. Pteronyssinus) ...

Dị nguyên thức ăn: Lòng trắng trứng, Sữa bò, Cá , Bột mì, Đậu nành, Cần tây...

Hen phế quản dị ứng

 Viêm mũi xoang dị ứng

 Viêm kết mạc dị ứng

Viêm da cơ địa

Dị ứng thức ăn...

26

Phản ứng phân huỷ MASTOCYTE

Dị ứng thuốc

27

Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu

Dị ứng thuốc

 

 

28

 

Test lẩy da (Pricktest) đặc hiệu với các dị nguyên

(Dị nguyên hô hấp và thức ăn)

Hen phế quản dị ứng

Viêm mũi xoang dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng

Viêm da cơ địa

Dị ứng thức ăn...

29

Test lẩy da (Pricktest) đặc hiệu với các loại thuốc

Dị ứng thuốc

30

Test lẩy da (Pricktest) đặc hiệu với Vaccin, Huyết thanh

Dị ứng Vaccin

31

Test nội bì đặc hiệu với thuốc

Dị ứng thuốc

32

Test nội bì đặc hiệu với Vaccin, Huyết thanh

Dị ứng Vaccin

33

Test áp bì (Pacth test) đặc hiệu với thuốc

Dị ứng thuốc

34

Test áp bì (Pacth test) đặc hiệu với mỹ phẩm

Dị ứng mỹ phẩm

35

Test hồi phục phế quản

Hen phế quản

36

Chức năng hô hấp

Kiểm tra chức năng phổi

37

Điện tâm đồ

Kiểm tra chức năng tim

 

38

 

Khí máu - Điện giải trên máy I-STAT-1

 COPD

 Hen phế quản

 Xơ cứng bì

39

Tìm Tế bào Hargraves

SLE

Trong lĩnh vực đào tạo, từ khi được thành lập đến nay, chuyên ngành Dị ứng - MDLS đã cho tốt nghiệp nhiều lớp BSCK sơ bộ, BSNTBV, BSCK I, BSCK II, cao học, nghiên cứu sinh. Gần 30 năm hoạt động, trải qua nhiều khó khăn thách thức, chuyên ngành Dị ứng - MDLS đã trưởng thành với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, gồm 3 Giáo sư, 7 Phó Giáo sư và đào tạo được 15 tiến sỹ (trong đó có 3 tiến sỹ được đào tạo ở Liên Xô cũ), 12 BSCK II, 15 BSNTBV, 13 cao học và nhiều lớp BSCK I, BS định hướng chuyên khoa. Ngoài ra, từ năm 2000 đến nay, Bộ môn Dị ứng và Khoa Dị ứng - MDLS đã hướng dẫn thành công gần 200 khoá luận tốt nghiệp bác sĩ cho các sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội.

Về hoạt động nghiên cứu khoa học, từ  khi được thành lập đến nay, Khoa Dị ứng - MDLS và Bộ môn Dị ứng đã thực hiện 1 đề tài độc lập cấp Nhà nước về dị ứng thuốc, 14 đề tài cấp Bộ và thành phố, hơn 250 đề tài cấp cơ sở, kết quả của nhiều đề tài đó được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị thực tế lâm sàng.

Khoa Dị ứng - MDLS và Bộ môn Dị ứng cũng luôn rất tích cực tham gia  các hoạt động chỉ đạo tuyến giúp củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn về Dị ứng - MDLS cho các cán bộ y tế ở tuyến dưới, cũng như cử các bác sỹ tham gia thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế.

Cho đến nay, Khoa Dị ứng - MDLS Bệnh viện Bạch Mai là mô hình duy nhất của cả nước kết hợp thành công và hiệu quả hai chuyên ngành dị ứng và miễn dịch lâm sàng trong hoạt động chẩn đoán và điều trị các bệnh nhân dị ứng, tự miễn dịch cũng như nhiều bệnh lý nội khoa khác.

Với đà phát triển mạnh mẽ của chuyên ngành Dị ứng - MDLS trong những năm gần đây, cùng với nhu cầu cấp thiết phải có một trung tâm đầu ngành về Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng của cả nước để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng chẩn đoán và điều trị các bệnh dị ứng và tự miễn dịch, cũng như mở rộng việc trao đổi hợp tác chuyên môn với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, ngày ... tháng 12 năm 2009, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai trên cơ sở Khoa Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai trước đây. Đây là một dấu mốc lịch sử đáng nhớ, ghi nhận một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của chuyên ngành Dị ứng - MDLS nước ta.

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn - Trưởng khoa Dị ứng - MDLS

tt_dumdls_022010.jpeg
Tập thể cán bộ viên chức trung tâm Dị ứng - MDLS 2/2010

 

 

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image