Trường hợp bệnh nhân Đ.B.B sinh năm 1953 quê ở Hải Dương nhập viện sau hóc xương gà. Sau hóc xương, bệnh nhân có các triệu chứng khó thở, ho, đau tức ngực. Bệnh nhân cố khạc nhưng không ra được, khi xuất hiện các triệu chứng, bệnh nhân đi khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, được chụp cắt lớp vi tính lồng ngực phát hiện dị vật cản quản trong lòng phế quản gốc trái, sau đó được chuyển tuyến đến Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai để xét nội soi phê quản can thiệp lấy dị vật.
Một tuần trước khi vào viện, bệnh nhân Đ.B.B bị hóc xương gà khi trong khi ăn. Sau khi bị hóc dị vật, BN thấy khó thở, đau tức ngực, ho khan nhiều. Bệnh nhân cố gắng tự khạc với mong muốn để cố gắng đẩy dị vật ra ngoài nhưng không được. Cảm giác khó thở, ho khan ngày càng nặng, Bệnh nhân đến khám tại viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và được chụp cắt lớp vi tính lồng ngực phát hiện dị vật cản quang trong lòng phế quản gốc trái. Sau đó bệnh nhân đã được chuyển đến Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai để xét nội soi phế quản can thiệp.
Hình ảnh dị vật cản quang nằm trong phế quản gốc trái trên phim chụp cắt lớp vi tính ngực (mũi tên đỏ)
Trong quá trình thăm khám và điều trị tại Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân đã được đánh giá các triệu chứng về hô hấp và hội chẩn với Ban lãnh đạo Trung tâm Hô Hấp - Bệnh viện Bạch Mai quyết định nội soi phế quản can thiệp lấy dị vật đường thở, đây là một trong những kỹ thuật can thiệp kỹ thuật cao được tiến hành để giải phóng các tắc nghẽn trong đường thở do các nguyên nhân như: ung thư, sẹo hẹp, dị vật đường thở. Nhờ kỹ thuật nội soi phế quản can thiệp, có thể giúp giải phóng đường thở cho bệnh nhân, tránh các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, áp xe phổi, chảy máu đường thở có thể dẫn đến tử vong. PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết hóc xương rất nguy hiểm, tùy vào vị trí có thể gây đâm xuyên vào phổi, nguy cơ chảy máu đường thở, nhiễm trùng, áp xe phổi thậm chí tử vong cao nếu không được xử trí sớm.
Với sự tham gia của ekip nội soi can thiệp tại Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai, gồm các bác sỹ nội soi, bác sỹ gây mê hồi sức, bệnh nhân đã được tiến hành nội soi phế quản ống cứng, lấy dị vật trong phế quản gốc trái. Dị vật trong đường thở là mảnh xương nằm trong phế quản gốc trái, cắm sâu vào niêm mạc phế quản, nguy cơ gây chảy máu đường thở, nhiễm trùng, áp xe phổi. Ekip nội soi của Trung tâm Hô hấp đã thực hiện can thiệp thuận lợi và thành công. Sau thủ thuật, bệnh nhân nhịn ăn 4-6h, truyền dịch, kháng sinh và theo dõi chặt chẽ phòng các biến chứng thứ phát. Hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, tiếp tục theo dõi chờ xuất viện.
Hình ảnh nội soi phế quản cho thấy dị vật trong phế quản gốc trái, cắm sâu vào niêm mạc phế quản.
Dị vật sau khi được lấy ra nhờ nội soi phế quản can thiệp, là một mảnh xương sắc, nhọn.
Hình ảnh ê kíp tiến hành nội soi phế quản can thiệp cho bệnh nhân tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai
Một số lời khuyên để phòng tránh dị vật đường hô hấp:
1. Không cười đùa nói chuyện khi ăn, cần chú ý phải nhai kỹ để không bị hóc các dị vật như xương gà,
xương cá, xương heo…
2. Khi có dấu hiệu khó nuốt, khó thở cần phải đến bệnh viện ngay để điều trị sớm, tránh các biến chứng
có thể xảy ra như: áp xe, dò vào trung thất, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi…
3. Khi bị hóc dị vật, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời. Tuyệt
đối không nên tự ý xử trí tại nhà khi hóc dị vật, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
4. Cần chú ý phòng tránh ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như: bệnh nhân bị rối loạn chức năng nuốt,
bệnh nhân có tiền sử bệnh thần kinh, tâm thần, người giả, trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo.
Một số hình ảnh về các trường hợp dị vật đường thở được tiến hành điều trị thành công tại Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai
Dị vật là 2 mảnh đinh, ốc trong lấy ra trong phế quản bệnh nhân
Dị vật là bu lông bằng kim loại
Dị vật là răng bệnh nhân sau bị rụng và rơi vào đường thở
Dị vật là mảnh xương lợn do bệnh nhân bị hóc, sặc vào đường thở.
Trung tâm Hô hấp - BV Bạch Mai