Vậy làm thể nào để nhận biết, xử trí cơn hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa biến chứng này như thế nào?
1. Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết (HĐH) được định nghĩa là tất cả các đợt nồng độ glucose huyết tương thấp bất thường khiến bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng nguy hại (Nhóm công tác về HĐH, Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ - ADA 2005). Theo định nghĩa này 2 yếu tố để xác định HĐH là mức glucose máu thấp và những nguy hại mà mức glucose máu thấp gây ra. Nồng độ đường máu < 3.9 mmol/L được khuyến cáo là mốc quan trọng cần được quan tâm với những bệnh nhân đái tháo đường.
Hạ đường huyết thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và thậm chí dù không có triệu chứng cũng gây ra khiếm khuyết về đáp ứng điều hòa glucose đối kháng và suy giảm nhận biết hạ đường huyết và hậu quả là tăng nguy cơ hạ đường huyết nặng về sau đó.
Hầu hết các trường hợp HĐH ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) là do điều trị, tuy bệnh nhân đái tháo đường cũng có thể bị HĐH do các nguyên nhân khác như một số thuốc (không phải thuốc giảm glucose máu), rượu, suy thận, suy gan, suy thượng thận, nhiễm trùng máu,… Bài viết này chỉ đề cập đến HĐH do điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường.
2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh và một số yếu tố nguy cơ của hạ đường huyết.
Hạ đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ là kết quả của sự tương tác giữa thừa insulin tuyệt đối hoặc tương đối và sự tổn thương các cơ chế bảo vệ sinh lý và hành vi chống lại sự hạ thấp nồng độ glucose máu. Ở bệnh nhân đái tháo đường thường có khiếm khuyết các cơ chế sinh lý điều hòa glucose đối kháng (glucose counterregulation) chống lại hạ đường huyết như ngừng tiết insulin, tăng tiết glucagon và tăng tiết các cathecholamin (đáp ứng giao cảm - thượng thận). Đáp ứng giao cảm - thượng thận với HĐH cũng thường bị suy giảm ở bệnh nhân ĐTĐ, xảy ra sau cơn HĐH trước đó, luyện tập hoặc khi ngủ. Hậu quả là giảm hoặc mất các triệu chứng thần kinh giao cảm cảnh báo giúp bệnh nhân nhận biết HĐH và ăn uống để làm tăng glucose máu - tức là mất cơ chế hành vi chống lại HĐH, hay còn gọi là tình trạng suy giảm nhận biết HĐH
Những bệnh nhân ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ típ 2 có giảm bài tiết insulin nặng sẽ bị mất cơ chế ngừng bài tiết insulin (insulin trong máu là ngoại sinh, hấp thụ insulin từ chỗ tiêm vào máu không đáp ứng với khi glucose máu hạ thấp) và kèm theo là mất cơ chế tăng bài tiết glucagon.
Điều trị bằng các thuốc sulfonylurea và insulin trên người bệnh đái tháo đường làm tăng insulin máu kể cả khi nồng độ glucose máu bình thường hoặc thấp dưới mức bình thường - nguyên nhân gây thừa insulin. Các thuốc này, đặc biệt là insulin là các nguyên nhân gây HĐH thường gặp nhất ở người bệnh ĐTĐ.
2.1. Các yếu tố nguy cơ của HĐH liên quan đến tăng insulin máu (tuyệt đối hoặc tương đối) do điều trị bao gồm:
2.2. Các yếu tố nguy cơ của HĐH liên quan đến tổn thương, suy giảm cơ chế bảo vệ chống lại HĐH:
2.3. Một số yếu tố nguy cơ khác: Tuổi cao, trẻ em, phụ nữ mang thai mắc ĐTĐ típ 1 ở 3 tháng thai đầu, thời gian mắc ĐTĐ dài, dao động glucose máu nhiều, suy tim, nhiễm trùng máu, suy giảm nhận thức - sa sút trí tuệ.
Sử dụng insulin quá mức cần thiết ở người bệnh đái tháo đường làm hạ đường huyết đột ngột
3. Phân loại mức độ hạ đường huyết
Phân loại mức độ hạ đường huyết theo ADA năm 2022.
4. Triệu chứng hạ đường huyết
Các triệu chứng của hạ đường huyết đa dạng, bao gồm các triệu chứng thần kinh tự chủ, các triệu chứng thiếu glucose ở thần kinh trung ương và các triệu chứng không đặc hiệu (không phân loại được vào 2 nhóm trên).
4.1. Đáp ứng hệ thần kinh tự động
4.2. Các biểu hiện do thiếu glucose của hệ thần kinh
4.3. Triệu chứng liên quan đến tổn thương nặng ở hệ thần kinh trung ương khi hạ glucose máu kéo dài
+ Hôn mê có thể nhẹ (bệnh nhân còn cựa quậy được với các kích thích đau)
+ Thường hôn mê yên tĩnh, không có dấu hiệu mất nước hay rối loạn hô hấp
+ Có thể có các triệu chứng thần kinh khu trú.
5. Cấp cứu xử trí hạ đường huyết
Đánh giá mức độ hạ đường huyết để có xử trí phù hợp là điều đầu tiên trong các bước xử trí hạ đường huyết. Sau đó, thực hiện các biện pháp cấp cứu ban đầu theo các bước ABC. Tiếp theo, các biện pháp điều trị cấp cứu đặc hiệu.
Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần nhanh chóng ngừng ngay việc sử dụng các thuốc loại uống hạ đường huyết hoặc insulin
5.1 Hạ đường huyết không có rối loạn ý thức:
Quy tắc 15-15
Trong trường hợp này, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, đường máu được xác định < 3,9mmol/l, cung cấp 15g glucose qua đường miệng ( ăn hoặc uống), nước hoa quả (Ví dụ: nước táo, nước nho; 300 ml chứa khoảng 15g glucose) là sự lựa chọn tốt để duy trì nồng độ glucose máu, hoặc một bữa ăn nhẹ là phù hợp
5.2. Hạ đường huyết có rối loạn ý thức
+ Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch, có thể tiêm bắp 1mg glucagon. Thời gian đáp ứng vào khoảng 10 - 15 phút, và buồn nôn và nôn do sự điều chỉnh quá mức nồng độ glucose máu (quá liều glucagon) khá phổ biến. Vì glucagon có thể tiêm bắp nên tất cả bệnh nhân đái tháo đường đang dùng insulin (hoặc gia đình họ) cần luôn mang theo glucagon và biết cách tiêm nếu cần.
+ Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, tiêm 50 ml dung dịch glucose 50% (chứa đựng xấp xỉ 25g glucose, có thể giải quyết được hầu hết các giai đoạn hạ đường máu).
+ Ăn uống đường miệng, ngay khi bệnh nhân tỉnh lại (hoặc bệnh nhân còn tỉnh), nước hoa quả (Ví dụ: nước táo, nước nho; 300 ml chứa khoảng 15g glucose) là sự lựa chọn tốt để duy trì nồng độ glucose máu, hoặc một bữa ăn nhẹ là phù hợp
5.3. Theo dõi
6. Phòng tránh
Hạ đường huyết rất dễ gặp và có dấu hiệu tiến triển nhanh vì vậy ngoài việc điều trị bệnh, người bệnh nên chủ động phòng ngừa, kiểm soát lượng đường trong cơ thể hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng một số biện pháp đơn giản như:
ThS.BSNT. Nguyễn Thị Kim Hoàn
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường