Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

Những tai nạn kinh hoàng do bút bi, cha mẹ lơ là một phút trẻ có thể gặp nguy

Bút bi là vật dụng gần gũi với cuộc sống hàng ngày nhưng có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không cẩn thận.

Bé gái nhập viện vì bút bi đâm vào lồng ngực

Mới đây, bệnh viện Nhi đồng TPHCM đã tiếp nhận và can thiệp cho một bệnh nhi bị bút bi đâm thấu lồng ngực. Bé gái 4 tuổi nhập viện với đau đớn ở ngực, khóc lịm đi. Theo người nhà, tối hôm trước đó, bệnh nhi đã giành lấy cây bút bi và chạy đi thì bị vấp và té xuống sàn nhà.

Cú ngã khiến cho bút bi đâm vào lồng ngực bệnh nhi. Khi người lại đỡ dậy mới tá hỏa phát hiện sự việc. Bé được chuyển lên bệnh viện ở địa phương rồi chuyển lên tuyến trên. Kết quả chiếu chụp cho thấy cây bút đâm sâu gây rách màng phổi, mũi bút nằm giữa trung thất, xuyên thủng nhưng may mắn chưa gây vỡ tĩnh mạch chủ trên. Các bác sĩ đã phẫu thuật để lấy bút ra ngoài. Bệnh nhi được chăm sóc, theo dõi liên tục sau khi phẫu thuật.

Đầu bút bi rơi vào khoang miệng 

Năm 2017, một bệnh nhi 8 tuổi đã được đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Nguyên nhân do trong khi học bài, bé ngập đầu bút bi khiến đầu bút rơi vào khoang miệng rồi rơi vào sâu hơn khiến bé ho sặc sụa. Sau đó, bé được đưa lên bệnh viện tỉnh kiểm tra nhưng khi nội soi thì không phát hiện dị vật.

3 ngày sau, cha mẹ nhận thấy bé H. có biểu hiện ho thành cơn, khó thở nên đã đưa con đến Bệnh viện Nhi trung ương. Tại đây, khi nội soi phế quản cho bệnh nhi, các bác sĩ đã phát hiện và lấy ra dị vật là một đầu bút bi dài 1,4 cm.

Theo các bác sĩ, hóc dị vật là rất nguy hiểm. Nếu không cẩn thận có thể dẫn đến tử vong do ngạt hoặc gây tình trạng bệnh lý phức tạp như suy hô hấp, tràn khí màng phổi...

Bé trai bị hóc đầu bút bi dẫn đến ngưng tuần hoàn

Tháng 3/2016, bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một trường hợp bé trai bị hóc bút bi. Khi được đưa đến bệnh viện, bệnh nhi không còn phản xạ, ngưng tuần hoàn. Bệnh nhi được ép tim để cấp cứu, tim có phản xạ trở lại. Sau đó, bệnh nhi được chuyển sang BV Tai Mũi Hong.

Tại đây, các bác sĩ đã gắp ra đuôi bút bi hình tròn. Tuy nhiên, do thời gian ngừng tuần hoàn quá lâu trước khi được đưa đến viện nên dù tim đập lại nhưng em luôn trong tình trạng hôn mê, phải thở máy, não tổn thương do thiếu oxy quá lâu. Sau hơn 20 ngày nằm hồi sức, bệnh nhi đã không qua khỏi. Tại lớp học, bé trai cho đầu bút bi vào miệng ngậm, bất ngờ bị đầu tròn phía trên của nắp bút tụt vào họng.

Đầu bút bi nằm trong cơ thể 3 tháng

Tháng 1/2016, bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã tiếp nhận bệnh nhi có dị vật trong đường thở. Bệnh nhi là Lê Thành Tâm, ở Đồng Nai. Trước đó, bé nhập viện trong tình trạng ho, khó thở. Bác sĩ chụp CT vùng cổ ngực phát hiện dị vật đường thở trong lòng phế quản thùy dưới.

Các bác sĩ phải soi đường thở 3 ngày mới lấy được dị vật. Theo lời người nhà, cách thời điểm nhập viện 3 tháng, bé Tâm có ngậm đầu bút bi, sau đó bị sặc. Từ đó bé bị khó thở, ho kéo dài. Khi đến Bệnh viện Nhi đồng 1 thì mới phát hiện dị vật. Sau khi được lấy dị vật, sức khỏe bé đã ổn định, có thể ăn uống bình thường.

Nguồn Emdep.vn

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image