Responsive Image

DetailController

Y học thường thức

Trẻ bị rối loạn thần kinh do dùng miếng dán chống say xe

Nhiều trường hợp say xe khi đi lại đã được bố mẹ trang bị cho miếng dán chống say tàu xe vừa tiện lợi, vừa nghĩ là lành vì chỉ dán qua da tuy nhiên các bác sĩ cho rằng dù dán nhưng vẫn có nguy cơ ngộ độc.

Rối loạn thần kinh 

Mới đây bé gái 8 tuổi ở Hóc Môn, TP.HCM được người nhà đưa tới Bệnh viện Nhi đồng 1 thăm khám trong tình trạng lơ mơ, la hét.

Theo gia đình bệnh nhi, do đạt được thành tích tốt trong quá trình học tập, bé được thưởng chuyến đi chơi xa. Do say xe, nhưng không muốn uống thuốc nên bố mẹ mua miếng dán chống say xe, dán hai bên mang tai cho bé. Trở về sau chuyến đi chơi, bé gái có dấu hiệu mất nhận thức, rối loạn tri giác khiến bố mẹ hết sức lo lắng.


Miếng dán chống say tàu xe nguy hiểm với trẻ nhỏ


Qua thăm khám, bác sĩ xác định nguyên nhân dẫn tới bệnh tình của bé gái xuất phát từ miếng dán chống say tàu xe. Qua 3 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhi dần hồi phục, các hành vi mất kiểm soát cũng biến mất.

Đây không phải là lần đầu tiên có trẻ có biểu hiện ngộ độc vì sử dụng miếng dán chống say tàu xe. PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết dù chỉ là miếng dán nhưng nó vẫn gây ngộ độc bình thường.


Trường hợp của bé N. T. A. 5 tuổi theo bố mẹ cháu cháu hay bị say xe nên mỗi lần về quê là bố mẹ của cháu thủ sẵn 1 miếng dán sau hai mang tai cho con với hi vọng con “an lành” về đến nhà. Tuy nhiên, khi dán miếng dán được một lúc sau bé có biểu hiện lơ mơ, ngủ li bì thậm chí về đến nhà cháu vẫn li bì không tỉnh.

Đến khi bé tỉnh ngủ thì cháu có bố mẹ phát hiện con có biểu hiện không bình thường: miệng nói nhảm, không nhận rõ vật, đi loạng choạng, bị đâm đầu vào tường và bàn ghế mà không biết, thậm chí không nhận ra được ba mẹ; bé hoạt động lúc nhanh, lúc đờ đẫn. Anh chị còn tưởng con bị ma ám nên thắp hương cầu cúng.

Đến sáng hôm sau tình trạng đỡ hơn nhưng con chị vẫn trong tình trạng chậm chạp, lờ đờ. Vợ chồng chị tức tốc thuê xe cho con lên bệnh viện khám. Bác sĩ khám cho biết cháu bị ngộ độc miếng dán chống say xe ô tô do trong miếng dán có thành phần scopolamine 1,5 mg/miếng, có tác dụng phụ là liệt cơ mắt, giãn đồng tử, làm mờ mắt khiến mắt không nhìn gần được. Tác dụng phụ sẽ đỡ sau 72 giờ. Và đặc biệt, miếng dán này không được sử dụng cho trẻ nhỏ nhưng vợ chồng chị chẳng để ý cứ nghĩ dán bên ngoài thì không lo hại đến con nào ngờ dù ở ngoài da nhưng thuốc vẫn phát huy tác dụng mạnh, đã thế, con say xe nặng anh chị còn dán hai miếng.

Vô cùng nguy hiểm 

PGS Dũng cho biết, ở quốc tế người ta gọi say xe là bệnh lý và khi say xe có thể dùng đường uống hoặc các miếng dán, nếu sử dụng cho người lớn không có vấn đề gì nhưng sử dụng cho trẻ con phải cẩn thận đặc biệt trẻ nhỏ. 

Theo PGS.Dũng, bình thường các thuốc say tàu xe họ chỉ định cho các tuổi nhất định, tuổi quá bé không nên dùng vì có tác dụng phụ rõ rệt trên trẻ.

Miếng dán chống say xe có lợi hấp thụ qua da, người bị nôn oẹ uống thuốc khó thì rất tốt nhưng ở trẻ nhỏ da của trẻ nhỏ khác với da người lớn. Da trẻ rất mỏng, mềm, dễ tổn thương nên hấp thu thuốc qua da của trẻ càng nhỏ hấp thu càng mạnh nếu miếng dán ngoài da với trẻ nhỏ thì hấp thu thuốc rất nhanh, mạnh, tương đương với thuốc uống và tiêm vào máu, hấp thu nhanh nên trong 1 thời gian ngắn lượng thuốc vào máu gây ngộ độc cho đứa trẻ.

PGS Dũng khuyến cáo, khi dùng nên đọc rất kỹ từ tuổi, vị trí dán nếu dùng sai gây ngộ độc. Trong y văn quốc tế cảnh báo việc cho các cháu dùng các thuốc qua da, miếng dán hấp thu nhanh, miếng dán trên diện rộng, sử dụng trên da nhạy cảm và tuổi càng nhỏ càng gây ngộ độc.

Biểu hiện của ngộ độc, theo PGS Dũng các cháu giống biểu hiện của ngộ độc thuốc khác như ngủ lăn lóc, ức chế thần kinh, gây co giật, rối loạn tim mạch.

Khuyến cáo tuổi càng nhỏ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đúng diện tích da, vị trí, thời gian và khoảng cách giữa hai lần dán là bao nhiều. Các nhà sản xuất đều có khuyến cáo rõ ràng, đôi khi người lớn sử dụng bừa bãi không đọc kỹ hướng dẫn và dùng cho trẻ gây ngộ độc.

Mặt khác, PGS Dũng cho biết trẻ nhỏ thường rất ít say xe, khi đi xe trẻ nôn, trớ, mệt hơn bố mẹ của cháu cứ tưởng con say xe nhưng thực tế ăn quá no nên khiến các cháu khó chịu gây nôn, nôn xong các cháu lại thấy dễ chịu hơn chứ không phải cứ nôn là say xe.

Theo Infonet

FeaturedNewsController

Responsive Image
Responsive Image