Y học thường thức
Tin tức nổi bật
Tin tức nổi bật
Thử nghiệm LODESTAR là thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên, đa trung tâm, so sánh chiến lược sử dụng statin theo đích cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) so với dùng statin dựa trên cường độ tác dụng để kiểm soát rối loạn lipid máu ở những người mắc bệnh mạch vành. Phân tích thứ cấp từ dữ liệu của thử nghiệm LODESTAR đã được thực hiện để so sánh hiệu quả và độ an toàn của điều trị bằng rosuvastatin so với atorvastatin ở những người mắc bệnh động mạch vành được theo dõi trong vòng ba năm.
CHUYÊN GIA Y TẾ ĐỀ NGHỊ CẤM SẢN XUẤT, LƯU HÀNH THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
(14/12/2023) Là một bác sĩ làm chuyên môn, hàng ngày trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân bị ngộ độc do thuốc lá điện tử, TS.BS.Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử, có như vậy mới phòng tránh được một loạt vấn đề khổng lồ và nghiêm trọng về sức khỏe với người dân.
VIÊM THẬN BỂ THẬN CẤP: NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT
(08/12/2023) Ngày 7/12/2023, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu phối hợp với Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Câu lạc bộ người bệnh với chủ đề: “Viêm thận bể thận cấp” với sự tham gia của hơn 50 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
SÂU RĂNG Ở TRẺ EM: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
(07/12/2023) Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ khi trưởng thành.
RỐI LOẠN HỌC TẬP - MỘT VẤN ĐỀ HỌC ĐƯỜNG RẤT CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM
(29/11/2023) Nhiều người vẫn quan niệm, trẻ chậm đọc hay viết là vấn đề bình thường, đến độ tuổi nào đó sẽ hết. Tuy nhiên, dưới góc độ bác sĩ lâm sàng, ThS.BS. Công Thiện - Trưởng phòng khám tâm thần nhi, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ có thể trẻ đó mắc chứng rối loạn học tập.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI KHÁM BỆNH TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
(29/11/2023) Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoài cũng bởi vậy mà có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”. Ngày nay, nụ cười đẹp không chỉ mang đến cho mỗi người sự tự tin mà còn là một trong những vũ khí lợi hại mang tới sức hấp dẫn đặc biệt đối với người đối diện.
CHĂM SÓC GIẤC NGỦ CHO NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN HỖN HỢP LO ÂU VÀ TRẦM CẢM
(28/11/2023) Chiều 27/11, Viện Sức khỏe Tâm thần tổ chức sinh hoạt CLB Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm. Với những nội dung thiết thực và dễ hiểu, buổi sinh hoạt đã thu hút sự tham gia của gần 100 người là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những người quan tâm...
THỦNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA DO DỊ VẬT XƯƠNG CÁ
(23/11/2023) Xương cá là một dị vật thường gặp ở đường tiêu hoá trên. Xương cá ban đầu có thể chỉ gây vướng mắc ở hầu họng, nhưng sau đó có thể di chuyển xuống thực quản, dạ dày, ruột non hoặc đại tràng gây các biến chứng nặng nề.
“HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HbA1c VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 TRÊN BỆNH NHÂN”
(14/11/2023) Đó là chủ đề Chương trình đào tạo liên tục do Khoa Nội tiết & Đái tháo đường và Trung tâm Đào tạo chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức ngày 14/11 - hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Đái tháo đường Thế giới 2023.
MẤT RĂNG: NGUYÊN NHÂN, HỆ QUẢ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỤC HÌNH RĂNG GIẢ HIỆN NAY
(13/11/2023) Hệ thống răng miệng có vai trò rất quan trọng, con người luôn mong muốn có bộ răng hoàn hảo, để đáp ứng chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ.
“NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH SUY THẬN MẠN”
(10/11/2023) Đó là chủ đề Câu lạc bộ người bệnh do Phòng Công tác xã hội và Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu phối hợp tổ chức ngày 9/11/2023 với sự tham gia của hơn 50 bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH XƠ GAN
(06/11/2023) Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh xơ gan: phòng ngừa suy dinh dưỡng, giảm biến chứng, cải thiện chức năng gan và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
MÀY ĐAY VIÊM MẠCH: NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT
(03/11/2023) Mày đay viêm mạch là một bệnh lý lâm sàng hiếm gặp đặc trưng bởi các đợt tổn thương mày đay mạn tính hoặc tái phát. Các dấu hiệu trên da của bệnh này có thể khó phân biệt bằng mắt thường với các dấu hiệu nổi mày đay vô căn mạn tính nhưng đặc biệt ở chỗ các tổn thương riêng lẻ tồn tại ≥ 24 giờ và có thể để lại tình trạng tăng sắc tố sẫm màu.
SUY TIM CẤP: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
(02/11/2023) Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó tim không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho các hoạt động của cơ thể. Dựa vào diễn biến của bệnh, suy tim được chia thành hai thể là suy tim cấp và suy tim mạn tính. Suy tim cấp là tình trạng nặng lên các dấu hiệu, triệu chứng suy tim, có thể đột ngột hoặc từ từ tăng dần khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu.
VÌ SAO NÊN NHỔ RĂNG SỐ 8 MỌC LỆCH?
(31/10/2023) Răng số 8, còn gọi là răng hàm số 8 - là những chiếc răng mọc cuối cùng của mỗi người và thường mọc khi bước vào lứa tuổi trưởng thành, trong độ tuổi từ 17 tới 25 tuổi.
TÂM THẦN PHÂN LIỆT: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
(30/10/2023) Ngày 30/10, Viện Sức khỏe tâm thần tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân chủ đề Tâm thần phân liệt. Theo BSCKII. Vương Đình Thủy, Viện Sức khỏe tâm thần: Tâm thần phân liệt là bệnh lý loạn thần nặng và mạn tính, ảnh hưởng đến tư duy, hành vi và cảm xúc. Khi mắc tâm thần phân liệt sẽ làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực của cuộc sống bao gồm hoạt động cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp.
TRẦM CẢM: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
(24/10/2023) Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung.
BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG BỆNH VIÊM QUANH RĂNG
(24/10/2023) Viêm quanh răng là một trong những bệnh thường gặp nhất trong răng miệng. Đặc điểm của bệnh là viêm lợi mãn tính có túi quanh răng. Trên lâm sàng bệnh nhân có biểu hiện: lợi sưng đỏ, chảy máu mà không chịu bất kỳ tác động nào, nhiều cao răng trên và dưới lợi, ấn vào túi lợi thấy dịch chảy ra, hơi thở có mùi khó chịu, răng lung lay, tụt lợi hở cổ chân răng, túi lợi bệnh lý. Trên phim X.Quang: có hình ảnh tiêu xương ổ răng.
FDA PHÊ DUYỆT NHÓM THUỐC MỚI ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 Ở TRẺ EM
(23/10/2023) Trong nghiên cứu SEARCH về đái tháo đường (ĐTĐ) ở thanh thiếu niên, tỷ lệ mắc ĐTĐ típ 2 ở trẻ em tăng 4,8% mỗi năm từ năm 2002 đến năm 2015 và dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng.
BỆNH VIÊM LỢI: NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT
(17/10/2023) Bạn là một người hoàn toàn khỏe mạnh, đã có bao giờ thấy chảy máu khi đánh răng chưa? Nếu có thì bạn đừng quá lo lắng nhé vì đây là dấu hiệu bệnh của lợi và phổ biến là viêm lợi. Vậy bệnh viêm lợi là bệnh gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Hướng dẫn sử dụng thuốc hít, xịt ở người mắc bệnh phổi mãn tính
(13/10/2023) Phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản điều trị ngoại trú được kê và sử dụng các dụng cụ phân phối thuốc đường hô hấp cầm tay (các bình hít, xịt định liều). Lợi ích chung của các thuốc này đó là thuốc được phân phối và có tác dụng tại chỗ (ở các niêm mạc đường hô hấp trên và dưới), không gây ra các phản ứng toàn thể và hiệu quả nhanh.
BỊ VIÊM LỢI CẤP, VÀO VIỆN PHÁT HIỆN BỆNH U MÁU ÁC TÍNH
(11/10/2023) Các thương tổn trong khoang miệng vô cùng phong phú đa dạng, nhiều khi chúng là các biểu hiện của một bệnh lí toàn thân nào đó, chứ không đơn thuần chỉ là các bệnh của chuyên khoa Răng Hàm Mặt.
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TUYẾN GIÁP GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ BẰNG I-131
(10/10/2023) Ung thư tuyến giáp là bệnh phổ biến nhất trong các ung thư của hệ thống tuyến nội tiết. Bệnh có tiên lượng khá tốt, nếu phát hiện từ giai đoạn đầu thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao. Theo Globocan 2020, trên thế giới ung thư tuyến giáp đứng thứ 9. Ở Việt Nam ung thư tuyến giáp đứng thứ 10, chiếm khoảng 3% các loại ung thư.
RƯỢU VÀ NHỮNG HỆ LỤY
(10/10/2023) Ngày 9/10, Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ “Rối loạn do sử dụng rượu”. Tại buổi sinh hoạt, các bác sĩ đã chia sẻ những kiến thức liên quan đến: Dấu hiệu, tác hại, các vấn đề do nghiện rượu gây ra và cách chăm sóc người bệnh nghiện rượu.
THOÁT VỊ BẸN: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
(09/10/2023) Thoát vị bẹn (TVB) là một bệnh lý khá phổ biến. Thoát vị bẹn nghẹt biến chứng thường gặp hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi với tỷ lệ mắc ở những người trên 60 tuổi là 9,8%.
RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA: NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT
(07/10/2023) Rối loạn lo âu lan tỏa được xếp vào nhóm các rối loạn liên quan stress với đặc tính là những mối lo lắng dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh. Rối loạn này thường liên quan với stress trường diễn, tiến triển thay đổi nhưng có xu hướng mạn tính.
Cảnh báo: Dịch sốt xuất huyết phức tạp, mỗi ngày hàng chục ca trở nặng phải nhập viện
(06/10/2023) Sốt xuất huyết năm nay đến khá sớm và đang vào đỉnh dịch. Dự kiến tháng 10, 11 sắp tới lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết còn tăng lên nhiều hơn nữa.
TÁC DỤNG LÀM ĐỀU RĂNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NẮN CHỈNH
(06/10/2023) Trong xã hội ngày nay, thẩm mỹ khuôn mặt là vấn đề đang được hết sức quan tâm, trong đó thẩm mỹ của bộ răng đóng một vai trò to lớn đối với thẩm mỹ khuôn mặt.
ANSM: Cảnh báo nhắc lại Ketamin sử dụng kéo dài dẫn đến tổn thương gan, đường tiết niệu nghiêm trọng
(03/10/2023) Ketamin, một loại thuốc mê đã được sử dụng trong nhiều năm để kiểm soát cơn đau kháng trị trong chăm sóc giảm nhẹ và thậm chí cả cơn đau mạn tính. Đặc tính hướng tâm thần của ketamin làm cho chất này cũng được sử dụng với mục đích phi y tế.
Nguy cơ trầm cảm ở người mất ngủ cao gấp 4 lần so với người không mất ngủ
(29/09/2023) BSCKII. Đoàn Thị Huệ, Phó Trưởng phòng Rối loạn tâm thần người già và Y học giấc ngủ (M8), Viện Sức khỏe tâm thần cho biết: “Qua thực tế tiếp nhận bệnh nhân đến khám tại Viện, trên 50% người bệnh có vấn đề rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm hoặc lo âu và ngược lại. Người mất ngủ có nguy cơ trầm cảm gấp 4 lần so với người không mất ngủ”…
VIÊM PHÚC MẠC SAU THÁO DỤNG CỤ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH
(28/09/2023) Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận và xử trí cho một nữ bệnh nhân 69 tuổi bị thủng tử cung do tiền sử đặt dụng cụ tránh thai 30 năm.
LÃO HÓA DA: BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
(27/09/2023) Lão hóa da là kẻ thù sắc đẹp của các chị em phụ nữ và cũng là vấn đề mà nhiều nam giới quan tâm. Nó khiến chúng ta trông già đi, mệt mỏi, thiếu sức sống và có thể khiến mất tự tin, ảnh hưởng đến giao tiếp. Mời quý độc giả cùng ThS.BSNT. Nguyễn Thị Thu Phương - Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai tìm hiểu về biểu hiện, nguyên nhân cũng như các phương pháp làm chậm và cải thiện tình trạng lão hóa da.
THAY RĂNG SỮA Ở TRẺ EM: NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG MÀ CHA MẸ CẦN BIẾT
(20/09/2023) Trong cuộc đời của mỗi con người, chúng ta phải trải qua quá trình thay từ răng sữa thành răng vĩnh viễn. Quá trình này đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ, đồng thời có thể liên quan mật thiết đến sức khỏe răng miệng của trẻ về sau này.
Case lâm sàng: Điều trị bướu nhân độc tuyến giáp bằng I-131 tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai
(19/09/2023) Bướu nhân tuyến giáp là bệnh lý thường gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Bướu nhân tuyến giáp là biểu hiện lâm sàng chung của nhiều bệnh lý tuyến giáp đó có thể là: viêm tuyến giáp khu trú (focal thyroiditis), bướu nhân tuyến giáp đơn thuần (simple nodular goiter), bướu nhân tuyến giáp nhiễm độc (toxic nodular goiter), nhân ung thư tuyến giáp (malignant thyroid nodule).
“PEEL DA” TÁI TẠO LÀN DA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH DA - CÓ NÊN THỰC HIỆN TẠI NHÀ?
(18/09/2023) Hiện nay, peel da là một phương pháp làm đẹp và điều trị bệnh da được nhiều chị em yêu thích và được các chuyên gia đánh giá cao. Tuy nhiên việc tự thực hiện peel da tại nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG
(11/09/2023) Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh tự miễn hay gặp và có biểu hiện thương tổn ở nhiều cơ quan như da, khớp, hạch bạch huyết, gan, thận, tim, phổi…Điều trị bệnh có nhiều liệu pháp phù hợp với tình trạng bệnh, trong đó liệu pháp thường dùng là sử dụng glucocorticoid. Sử dụng glucocorticoid lâu ngày có thể dẫn đến giảm khối cơ, tăng tích nước, tăng đường máu, loãng xương.
Bác sĩ chỉ cách xử lý khi bị ong đốt
(08/09/2023) Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, hiện Trung tâm đang điều trị cho 2 trường hợp bị ong đốt rất nặng: Một bệnh nhân nữ 90 tuổi bị ong vò vẽ đốt 126 nốt và một bệnh nhân nam 61 tuổi bị ong khoái đốt gần 300 nốt.