Y học thường thức
Tin tức nổi bật
Tin tức nổi bật
Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Tai biến này thường để lại nhiều di chứng nặng nề, cướp đi cuộc sống bình thường của nhiều người, thậm chí cả sinh mạng. Tình trạng trẻ hoá đột quỵ đã và đang ngày một gia tăng.
Thuốc chẹn kênh canxi: Lưu ý nguy cơ khởi phát viêm da cơ địa (eczema)
(03/12/2024) Ngày 8 tháng 4 năm 2024, Cơ quan An toàn Thuốc và Thiết bị y tế New Zealand (MEDSAFE) thông báo về nguy cơ khởi phát viêm da cơ địa (eczema) hay viêm da (dermatitis) khi sử dụng thuốc chẹn kênh canxi (CCB).
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - CĂN BỆNH NHIỀU BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM 8 TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM ĐANG MẮC
(02/12/2024) Với bệnh nhân đái tháo đường, nếu không kiểm soát đường huyết tốt sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, thận, tổn thương võng mạc mắt, nhiễm trùng, loét hoại tử bàn chân, và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Hiểu biết về đái tháo đường sẽ giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả và người bệnh có cuộc sống chất lượng, khỏe mạnh.
ĐAU TINH HOÀN CHỚ CÓ COI THƯỜNG!
(02/12/2024) Mới đây, Đơn vị Nam học thuộc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nam thanh niên 22 tuổi đến khám trong tình trạng đau tinh hoàn. Bệnh nhân cho biết đã xuất hiện triệu chứng đau cách đây 2 ngày nhưng do bận ôn thi hết năm nên cố chịu đựng để thi xong. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng, kết quả thật đáng buồn: Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn nhưng đến viện muộn, mô tinh hoàn không có cơ hội hồi phục và bệnh nhân phải mổ cắt tinh hoàn.
TỔN THƯƠNG THẬN CẤP: NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT
(28/11/2024) Tổn thương thận cấp là tình trạng giảm chức năng thận đột ngột và kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày dẫn tới giảm mức lọc cầu thận, ứ đọng các sản phẩm của quá trình chuyển hóa không nitơ (điện giải, kiềm toan) và các sản phẩm chuyển hóa nitơ phi protein (ure, creatinin).
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THẨM MỸ VÒNG 1: KHÔNG GIỚI HẠN ĐỘ TUỔI
(27/11/2024) Ngoài lục tuần, được sự động viên của chồng và các con, người phụ nữ quyết tâm đi phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ lại bên ngực bị khuyết sau 4 năm điều trị ung thư. Việc phẫu thuật không chỉ giúp của cô H (TP. Vinh) có một thân hình cân đối mà còn hỗ trợ cải thiện lệch cột sống, thuận tiện hơn trong sinh hoạt, cuộc sống.
BỆNH NẤM ĐEN NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO: CẢNH BÁO TỪ CHUYÊN GIA
(27/11/2024) Bệnh nấm đen ở người là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại hết sức nguy hiểm đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Việc chẩn đoán, phát hiện và điều trị cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Ghi nhận của phóng viên Phòng Công tác xã hội tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ VII NGOẠI BIÊN BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
(25/11/2024) Tê bì, liệt nửa một bên mặt, nói khó, mắt nhắm không kín, chảy nước mắt… là những biểu hiện của bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên. Thời tiết chuyển lạnh, bệnh có nguy cơ bùng phát, gia tăng.
THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CÓ THỂ GÂY CÁC HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG ĐẾN SỨC KHỎE THỂ CHẤT VÀ TÂM THẦN
(19/11/2024) TS.BS. Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng sử dụng chất và y học hành vi, Viện Sức khỏe tâm thần chủ trì buổi hội thảo “Thuốc lá điện tử - Nguy hiểm khôn lường với giới trẻ” ngày 18/11 cho biết: Tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử đang là xu thế của giới trẻ hiện nay. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tâm thần và thể chất của người sử dụng, đặc biệt khi họ dùng kèm tinh dầu cần sa thì tác hại vô cùng nghiêm trọng...
TÊ BÌ TỨ CHI SAU KHI DÙNG CỦ ẤU TÀU CHỮA BỆNH
(18/11/2024) Người đàn ông to khoẻ rơi vào tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện được chuyển vào Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, sau khi dùng củ ấu tàu (còn có tên gọi là củ ấu tẩu) để tăng cường sức khoẻ, chữa bệnh xương khớp. Các bác sĩ cảnh báo, độc tính của củ ấu tàu rất nguy hiểm có thể gây tử vong.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TRONG BỆNH UNG THƯ MÁU ÁC TÍNH
(18/11/2024) Điều trị hóa chất trong bệnh ung thư máu ác tính là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong máu, bao gồm các loại bệnh như bạch cầu cấp tính (acute leukemia), u lympho ác tính (malignant lymphoma), đa u tủy xương (multiple myeloma),….
KỲ TÍCH TAM THAI IVF CÁN ĐÍCH THÀNH CÔNG TẠI KHOA PHỤ SẢN - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
(14/11/2024) Mang đa thai thường dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và con, với tam thai, nguy cơ lại càng cao hơn. Đón cả bốn mẹ con cán đích thành công, khoẻ mạnh ở tuần 37, đó là kỳ tích, niềm vui vỡ oà không chỉ gia đình sản phụ mà còn của các y bác sĩ, điều dưỡng Khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai.
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
(13/11/2024) Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune Thrombocytopenic Purpura- ITP) là một rối loạn tự miễn dịch, trong đó hệ miễn dịch tấn công và phá hủy tiểu cầu, các tế bào máu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Sự giảm số lượng tiểu cầu làm cho máu khó đông, dẫn đến nguy cơ chảy máu trong hoặc ngoài cơ thể. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng, bao gồm chảy máu não hoặc nội tạng, có thể gây tử vong...
BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ: THUẬN TIỆN, ĐA LỢI ÍCH
(12/11/2024) Thuận tiện khám chữa bệnh, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí… và rất nhiều lợi ích đối với người dân cũng như đội ngũ y tế trong quá trình sử dụng. Đó là ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai - Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên trên cả nước áp dụng hệ thống bệnh án điện tử.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG - MỘT TRONG BA CHÂN KIỀNG QUAN TRỌNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
(10/11/2024) Bên cạnh thuốc và vận động, dinh dưỡng hợp lý là nền tảng và một trong ba chân kiềng quan trọng của điều trị bệnh đái tháo đường. Một chế độ ăn cân đối, đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp với sở thích là mối quan tâm không chỉ của người bệnh, người thân mà còn của cả các y bác sĩ, điều dưỡng, chuyên viên dinh dưỡng.
UNG THƯ PHỐI: PHÁT HIỆN SỚM CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ KHỎI HOÀN TOÀN
(07/11/2024) Ung thư phổi một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu, gánh nặng bệnh tật lớn của thế giới. Với sự phát triển y học hiện đại, ung thư phổi có thể tầm soát, phát hiện sớm và điều trị khỏi hoàn toàn. Thậm chí người bệnh được điều trị triệt căn mà không phải sử dụng hoá chất, xạ trị.
BÁC SĨ CHỈ CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG “NGƯNG THỞ KHI NGỦ”
(07/11/2024) “Ngưng thở khi ngủ” là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngưng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên và dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu. Sự giảm oxy máu ngắt quãng và phân mảnh giấc ngủ dẫn đến các stress oxy hoá, hoạt hoá hệ giao cảm, rối loạn chức năng nội mô. Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí đột quỵ, đột tử.
KHÁM CHỮA BỆNH NGOÀI GIỜ, CỞI NÚT THẮT THỜI GIAN CHO NGƯỜI ĐI LÀM, ĐI HỌC
(05/11/2024) Không phải đối tượng nào, khi cần đi khám chữa bệnh đều có thể thu xếp để tham gia vào khung giờ hành chính. Do đó, việc mở rộng khung giờ khám từ 17h - 21h từ thứ 2 đến thứ 6 của Bệnh viện Bạch Mai phần nào đã cởi bỏ được nỗi băn khoăn, khó khăn trong việc sắp xếp thời gian của nhiều người.
Caspofungin: Không sử dụng màng lọc có bản chất polyacrylonitril trên bệnh nhân nặng, điều trị tích cực, được lọc máu liên tục: Cảnh báo từ Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM)
(01/11/2024) Không nên sử dụng màng lọc có bản chất polyacrylonitril trong lọc máu liên tục ở người bệnh đang điều trị nhiễm nấm xâm lấn bằng caspofungin tại các chuyên khoa Gây mê hồi sức và Điều trị tích cực. Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy caspofungin không hiệu quả trong trường hợp này và có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng do nấm.
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐÍCH VÀ MIỄN DỊCH TRONG UNG THƯ
(01/11/2024) Ngày 31/10, Hội nghị khoa học chuyên đề Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nâng cao hiệu quả điều trị đích và miễn dịch trong ung thư đã diễn ra tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu Y dược, Bệnh viện Bạch Mai.