Sáng 25/3/2016, tại Khách sạn Melia Hà Nội, Bệnh viện Bạch
Mai, Khoa cấp cứu A9 phối hợp với Phân hội cấp cứu Việt Nam và Liên đoàn Cấp cứu
Thế giới (IFEM), Hội cấp cứu Mỹ (ACEP) khai mạc Hội nghị quốc tế về y học cấp cứu
2016 với chủ đề “Cách tiếp cận mới cho bệnh nhân cấp cứu nặng”.
Tới dự lễ khai mạc, về phía Liên đoàn cấp cứu thế giới có
GS. James Holliman - Chủ tịch Liên đoàn Cấp cứu Thế giới; GS. Joe Lex, GS Cater
Hill, GS. Evie Marcolini,… Đại diện cho Hội Cấp cứu Mỹ và trên 70 GS, BS, điều
dưỡng đến từ nhiều bênh viện của Mỹ, Nhật bản, Italia, Pháp, Singapor, Thái Lan
và một số quốc gia khác đã tham dự. Về phía Bộ y tế có PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên
- Thứ trưởng Bộ Y tế; ThS. Hoàng Thị Thơm - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và
Thi đua khen thưởng; TS. Trần Giáng Hương - Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế. Về
phía Bệnh viện Bạch Mai có PGS.TS Nguyễn Quốc Anh - Bí thư đảng ủy, Giám đốc Bệnh
viện; GS.TS Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Hô hấp
cùng nhiều lãnh đạo các Viện/Trung tâm/Khoa/Phòng của Bệnh viện Bạch Mai. Về
phía Phân hội Cấp cứu Việt Nam có PGS.TS Nguyễn Đạt Anh - Chủ tịch Phân hội,
Trưởng khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, TS. Nguyễn Văn Chi – Phó Chủ tịch
phân hội, Phó trưởng khoa cấp cứu A9. BSCK2. Trần Thị Đoan Trang - Phó Chủ tịch
Phân hội; TS. Đỗ Quốc Huy - Phó Chủ tịch TT Phân hội. TS. Đỗ Ngọc Sơn – Tổng
thư ký phân hội, Phó trưởng khoa cấp cứu A9. GS.TS. Nguyễn Thị Dụ-Nguyên Phó chủ
tịch Hội HSCC và CĐ Việt Nam,nguyên Giám đốc TT chống độc bệnh viên Bạch Mai.
PGS.TS. Trần Duy Anh- Phó chủ tịch Hội HSCC và CĐ Việt Nam. GS.TS. Đỗ Tất Cường
- Phó chủ tịch Hội HSCC và CĐ Việt Nam.TS. Phùng Nam Lâm – Tổng thư ký Hội HSCC
và CĐ Việt Nam cùng nhiều nhà khoa học, nhiều bậc thầy trong lĩnh vực cấp cứu, hồi
sức, chống độc và 500 hội thảo viên đến từ các bệnh viện trong cả nước.
Trong bài phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Quốc Anh - Giám
đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: Trong những năm qua hệ thống cấp cứu từ Trung
ương đến các địa phương đã từng bước được xây dựng và phát triển, đóng góp quan
trọng cho sự phiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tại Bệnh viện Bạch
Mai, chuyên ngành cấp cứu đã không ngừng lớn mạnh, áp dụng nhiều kỹ thuật
chuyên môn tiên tiến, cứu chữa được nhiều bệnh nhân nặng mà chỉ ít năm trước
đây chưa có khả năng thực hiện được. Nhiều nghiên cứu khoa học về cấp cứu có
giá trị thực tiễn cao được thực hiện, đã đào tạo cho hệ thống cấp cứu một đội
ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ thống cấp cứu tại
các địa phương. Chuyên ngành cấp cứu của Bệnh viện Bạch Mai đã thực sự vững
vàng với vai trò đầu ngành trong hệ thống cấp cứu Quốc gia.
Trong giai đoạn hiện nay, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay
đổi, Các cấp cứu tim mạch, thần kinh, nội tiết chuyển hóa, các tai nạn thương
tích, cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm họa… đang có xu hướng gia tăng, đem đến cho
chuyên ngành cấp cứu nhiều thách thức mới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
ngành cấp cứu còn gặp khó khăn về nguồn lực đảm bảo cấp cứu như đào tạo chuyên
sâu, mặt bằng, hạ tầng, trang thiết bị, cơ chế chính sách,….cho cả hệ thống cấp
cứu quốc gia.
Hội thảo lần này cũng là dịp để các đồng nghiệp, các chuyên gia
cấp cứu Việt Nam cùng thảo luận, cùng chia sẻ với các đồng nghiệp, các chuyên
gia cấp cứu quốc tế về chuyên môn kỹ thuật và các phương án giải quyết các khó
khan về đào tạo nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, cấp cứu ngoại viện, phát triển
kỹ thuật chuyên sâu và chiến lược đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hệ thống
cấp cứu, nhằm xây dựng hệ thống cấp cứu Việt Nam hiện đại, ngang tầm với các quốc
gia trong khu vực và trên thế giới.
Thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế, trong bài phát biêu, Thứ trưởng
Nguyễn Thị Xuyên đánh giá cao những thành tựu của chuyên ngành cấp cứu trong những
năm qua, trong đó có vai trò rất quan trọng của Bệnh viện Bạch Mai, Khoa cấp cứu
A9, phân hội cấp cứu Việt Nam, đã đóng góp không nhỏ vào những thành công chung
của ngành y tế. Thứ trưởng nhấn mạnh: Cấp cứu là một chuyên ngành luôn phải đối
mặt với những khó khăn nhất của y học lâm sàng, người cán bộ làm công tác cấp cứu
luôn phải chạy đua với thời gian, với giờ vàng để tìm kiếm cơ hội cứu sống người
bệnh. Sự khó khăn, khắc nghiệt đó đòi hỏi người cán bộ làm công tác cấp cứu phải
có tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững chuyên môn kỹ thuật và một mô hình tổ chức
dây truyền cấp cứu khoa học, hiệu quả.
Nhân dịp này, thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cũng gửi lời cảm
ơn chân thành tới các GS đến từ Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, đặc biệt là GS
James Holliman - Chủ tịch Liên đoàn Cấp cứu Quốc tế, GS. Joe Lex đã hợp tác chặt
chẽ với các đồng nghiệp cấp cứu Việt Nam tổ chức hiệu quả nhiều chương trình
đào tạo và hội thảo cho nhiều tỉnh thành cả nước về lĩnh vực cấp cứu.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cũng đã trao Kỷ niệm chương cao
quý:” Vì Sức khỏe nhân dân” cho GS. Joe Lex vì những đóng góp hiệu quả của ông trong
nhiều năm qua cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam. GS.
Joe Lex xúc động chia sẻ: 40 năm trước tôi là cựu chiến binh Mỹ tại chiến trường
Việt Nam, và hôm nay tôi rất vui mừng được quay trở lại mảnh đất này để đóng
góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển của nền y học Việt Nam.
Hội nghị quốc tế về y học cấp cứu năm 2016 có nhiều báo cáo
khoa học với nhiều chủ đề phong phú và bổ ích về chuyên ngành cấp cứu như Cập
nhật những tiến bộ mới trong y học cấp cứu, Tình hình phát triển hệ thống cấp cứu
toàn cầu; Các kỹ thuật mới trong cấp cứu… “Trong Hội thảo này, Phân hội cấp cứu
Việt Nam sẽ thảo luận và lấy ý kiến đồng thuận của các hội viên cho phương hướng
phát triển chuyên ngành trong những năm kế tiếp: Ưu tiên phát triển hệ thống cấp
cứu trước viện (EMS) và đưa các kỹ thuật cấp cứu và hồi sức hiện đại tiếp cận sớm
tới bệnh nhân cấp cứu như kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy, kỹ thuật ECMO trong cấp
cứu bệnh nhân đột tử ngoài bệnh viện”, PGS.TS Nguyễn Đạt Anh - Chủ tịch Phân hội
Cấp cứu Việt Nam, Trưởng khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ.
Bài: Mai Thanh/Ảnh: Thế Anh