Số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu. Theo con số trên, mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư.
Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm
Lê Tuấn cho biết tại hội thảo về ung thư do Bộ Y tế tổ chức sáng nay tại Hà
Nội.
Người dân ngồi chờ kết quả
sinh thiết tại Bệnh viện K
Cũng tại hội thảo này, PGS.TS Trần Văn
Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hiện
trạng ung thư tại Việt Nam.
Theo đó, tỉ lệ mắc ung thư ở nam giới VN xếp
mức 3 (135,2 - 178,3 ca mắc/100.000 dân). Tuy nhiên tỉ lệ tử vong lại thuộc
nhóm đầu với trên 142 ca tử vong/100.000 dân.
Qua các năm, số lượng bệnh nhân nam mắc ung
thư tại Việt Nam đều tăng, đơn cử như ung thư phổi năm 2000 là 29,3/100.000,
đến 2010 đã tăng lên 35,1/100.000 dân. Tương tự, ung thư gan từ 22,6 lên 23,6; ung thư đại trực tràng từ 11,4 lên 19; ung thư thực quản từ 3,7 lên 9,9...
Lý giải điều này, PGS Thuấn cho biết, hầu hết
nam giới Việt Nam mắc các bệnh ung thư khó chữa như: phổi, gan, đại trực tràng
và phần lớn chưa có ý thức khám chữa bệnh định kỳ, khoảng 70% phát hiện bệnh
khi đã ở giai đoạn muộn (giai
đoạn 3, 4).
Một số ung thư như gan, tỉ lệ khám và điều trị
muộn lên tới 87,8%, ung thư phổi ở mức 84,3%, nên tỉ lệ chữa khỏi giảm đi
nhiều.
Trong khi đó tỉ lệ mắcung thư ở nữ giới Việt Nam khá thấp, đứng nhóm 4 (116,6 -
139,9/100.000 dân), thấp hơn nhiều các nước ở khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu
Úc.
Tỉ lệ tử vong với ung thư ở nữ cũng tương đối
thấp (69,2 - 78,2/100.000 dân), đứng nhóm 4 trong thang đo toàn cầu.
Ở nữ phổ biến nhất là ung thư vú, tỷ lệ mắc
năm 2000 là 17,4/100.000 người sau 10 năm tăng lên 29,9/100.000. Riêng ung thư
cổ tử cung là loại duy nhất có có xu hướng giảm từ 17,3 xuống 13,6/100.000.
Theo PGS Thuấn, để có được kết quả này là nhờ
hiệu quả truyền thông, hướng dẫn cách vệ sinh đường sinh dục, phòng tránh lây
nhiễm HPV, qua đó gián tiếp giảm tỉ lệ mắc ung thư.
Ung thư đang là thảm họa sức khỏe
Cũng tại hội thảo, TS Phạm Cẩm Phương, Phó giám đốc Trung tâm
Y học hạt nhân ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đánh giá ung thư đang là
thảm hoạ sức khoẻ thầm lặng, chi phí điều trị tốn kém.
Thống kê cho thấy, chỉ với 6 loại ung thư phổ biến: Vú, gan,
đại tràng, khoang miệng,dạ dày,
tổng chi phí trực và gián tiếp đã lên tới gần 26.000 tỷ đồng, chiếm 0,22% GDP
của Việt Nam trong năm 2012.
Theo các chuyên gia, với ung thư, càng phát hiện sớm, hiệu quả
điều trị càng cao, chi phí thấp. Tuy nhiên những năm qua, công tác phòng
chống ung thư ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức: Chất lượng y tế cơ sở còn
yếu, năng lực và trình độ chuyên môn nhân viên y tế còn hạn chế, nhiều kỹ
thuật cao chưa được áp dụng vì thời gian qua tập trung vào giảm tải... |
Nguồn Vietnamnet.vn