Hiện cứ
10 trẻ chào đời sẽ có 1 trẻ sinh non, 1 triệu trẻ sinh thiếu tháng chết mỗi năm
trên toàn cầu, theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngay cả
khi những trẻ đó sống sót thường mắc bệnh đường hô hấp, bại não và rối loạn
phát triển…
“Mặc dù, hiện nay chúng ta có nhiều liệu
pháp điều trị để cứu sống con người, chúng chưa được thiết kế cho trẻ sinh non
và thường không có tác dụng hoặc tiếp tục gây ra biến chứng mới”, ông Goerge
Mychaiska, một nhà điều tra cấp cao kiêm giám đốc Trung tâm Chẩn đoán và Điều
trị Bệnh hiểm nghèo (Đại học Michigan), chủ nhiệm công trình khoa học cho biết.
“Chúng
tôi nghĩ, tại sao chúng ta không giải quyết thực trạng sinh non bằng cách tái
tạo môi trường tử cung? Có lẽ, chúng ta nên chăm sóc những trẻ nhỏ bé, yếu ớt
như đối với thai nhi. Có lẽ, chúng ta nên chăm sóc những trẻ ấy như các con vẫn
đang còn trong bụng mẹ. Đây là một sự thay đổi mô thức toàn diện. Nghiên
cứu của chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn sơ khởi, tuy nhiên, chúng tôi đã
vượt qua một mốc quan trọng để tạo ra sự đổi mới hoàn toàn đối với điều trị,
chăm sóc trẻ sinh non”, nhà khoa học cho biết thêm.
Cơ chế quan trọng của nhau thai
nhân tạo là có màng tạo ra oxy (ECMO) để máu được lọc qua máy bơm bên ngoài,
máy này bơm oxy vào, nên phổi trẻ sinh non sẽ không bị ép phải thở khó nhọc.
“Một trong những rủi ro lớn nhất đối với trẻ sinh quá non là phổi chưa phát
triển đầy đủ, quá yếu ớt, mong manh, thậm chí để có thể xử lý kỹ thuật thông
khí nhẹ nhàng”, ông phân tích.
“Nếu phổi của trẻ chưa hoàn
thiện đầy đủ, phổi sẽ không thể cung cấp oxy cho não, tim và các cơ quan khác
để trẻ có thể sống”, ông Mychaliska, một bác sĩ nhi khoa có chuyên môn sâu cho
biết. Ngay cả khi có sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực y tế hơn 10 năm
qua, ở Anh, trẻ thường được sinh ra đời rất sớm, chỉ 23 tuần tuổi và sớm hơn,
chỉ có 15% trẻ có cơ hội sống sót.
Mặc dù, ông Mychaliska đã tiến hành nghiên
cứu để tạo ra nhau thai nhân tạo trong 10 năm qua, đến thời điểm hiện tại Đại
học Michigan thực hiện thử nghiệm đối với 5 con cừu bị sinh thiếu tháng để kéo
dài sự sống của chúng được 1 tuần. Phòng
thí nghiệm Mychaliska đã nhận được khoản tiền tài trợ trị giá 2,7 triệu USD từ
Viện Khoa học Y tế Quốc gia cho những giai đoạn thử nghiệm tiếp theo.
“Nghiên cứu của chúng tôi đang tiến triển
nhanh. Với những tiến bộ gần đây, chúng tôi tin nhau thai nhân tạo sẽ được sử
dụng cho trẻ sinh non trong 5 năm tới”, giáo sư Myachaliska bày tỏ hy vọng.
Nguồn Suckhoedoisong.vn